Khai thác than là ngành kinh tế đặc thù, độc hại và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy trong những năm qua, việc cải thiện điều kiện làm việc cũng như đảm bảo an toàn vệ sinh lao động luôn được các đơn vị thành viên Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam quan tâm.
Tôi có trong tay cuốn sách có tên Phạm Thế Duyệt, người thợ lò ngày ấy, truyện ký, NXB Lao động ấn hành quý I năm 2021 của nữ tác giả Hồng Liên. Và tôi rất ngạc nhiên về cuốn sách, về nhân vật, về tác giả…
Cải thiện điều kiện làm việc, sinh hoạt và đảm bảo chế độ, chính sách cho thợ mỏ là một trong những giải pháp mà TKV nỗ lực thực hiện để chăm lo cho người lao động.
Từ thời Pháp thuộc, vùng mỏ Quảng Ninh đã có rất nhiều người từ các tỉnh khác đến làm phu, ở lại sinh cơ lập nghiệp, đến nay đã qua nhiều thế hệ. Có những gia đình nhiều đời nối nhau gắn bó với nghề mỏ, do đó, không biết tự lúc nào những người thợ mỏ bao thế hệ vẫn truyền lửa cho con cháu tiếp nối truyền thống cha ông, kế nghiệp xây dựng và phát triển vùng Mỏ giàu mạnh hơn nữa, dẫu biết nghề mỏ còn nhiều lắm những nhọc nhằn, gian nan…
Đầu tháng 11, chúng tôi có may mắn được cùng xuống lò với các thợ lò Công ty than Nam Mẫu TKV. Chuyến đi đã để lại cho tôi nhiều cảm xúc, để hiểu hơn công việc của các thợ lò, một nghề vốn nhiều nhọc nhằn, vất vả, cả nguy hiểm và vẫn được ví là "ăn dương gian, làm việc trong lòng đất".
Để làm tốt công việc đào lò, người thợ không chỉ có sức khỏe tốt, mà phải luôn được tôi rèn về tay nghề, trí tuệ và tinh thần trong môi trường lao động khắc nghiệt nhất. Họ cũng là người luôn nhạy bén với công nghệ mới, tìm ra phương pháp thi công hợp lý nhằm giảm chi phí đầu tư, đẩy nhanh tốc độ đào lò, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cho đơn vị.
Vũ Thảo Ngọc là một nữ văn sỹ Đất Mỏ với nhiều tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết, bút ký… về đề tài người thợ mỏ. Cùng đọc "Ánh đèn lò" của Vũ Thảo Ngọc để hiểu thêm về cuộc sống của những người thợ mỏ, về Vùng Than kiên trung bất khuất.
Trần Mạnh Tiến (SN 1989), công nhân Công ty CP Than Vàng Danh - Vinacomin, là thợ lò giỏi, bí thư chi đoàn nhiệt tình, có nhiều sáng kiến trong lao động sản xuất. Anh vinh dự là một trong 47 cá nhân được BTV Tỉnh ủy tặng Bằng khen về thành tích tiêu biểu trong thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW giai đoạn 2016-2021.
Say mê tìm tòi, nghiên cứu, nhiều sáng kiến của người thợ trẻ Trần Văn Long đã được Công ty Than Thống Nhất triển khai áp dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của công ty.
Nhiều năm trước, vấn đề tuyển dụng lao động hầm lò là bài toán khó với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) vì tình trạng "tuyển một, bỏ hai" tiếp diễn, thường xuyên thiếu lao động, ảnh hưởng đến những kế hoạch sản xuất. Song việc khai thác đúng thị trường lao động, nâng cao chất lượng đào tạo thợ lò, tăng cường đãi ngộ thỏa đáng đã giúp TKV từng bước ổn định nguồn nhân lực hầm lò cho các mỏ.
Nhằm nâng cao sức khỏe cho công nhân hậu Covid-19, đảm bảo hiệu suất làm việc, các công ty than đã có nhiều giải pháp điều chỉnh về dinh dưỡng, đặc biệt vào thời điểm đầu ca 3 cho công nhân. Ghi nhận tại công ty CP Than Vàng Danh.
Để đảm bảo tốt nhất môi trường làm việc cho người lao động, những năm qua, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đặc biệt quan tâm cải thiện điều kiện đi lại cho thợ lò.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về hạ tầng kỹ thuật khai thác mỏ của ngành Than, câu chuyện về những thợ lò có thu nhập từ 300-400 triệu đồng/năm trở lên ngày càng phổ biến. Từ năm 2023 đến nay, vùng Quảng Ninh có thêm những danh sách thợ lò thu nhập từ 500-600 triệu đồng/năm và ngày một nối dài. Dù công việc thợ lò nặng nhọc và vất vả, nhưng thu nhập cao cùng những phúc lợi hấp dẫn vẫn là lý do khiến nghề này duy trì được sức hút với nhiều lao động trong cả nước.
Tại các mỏ hầm lò ở vùng Quảng Ninh, danh sách những thợ mỏ lao động giỏi thu nhập cao ngày một nối dài hơn. Đó là những người sở hữu bảng thành tích lao động xuất sắc, thu nhập bình quân từ 300-500 triệu đồng/năm.