Sáng 15/9, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc các cơ quan nội chính triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Đây là lần đầu tiên diễn ra Hội nghị toàn quốc của toàn ngành nội chính gồm 9 cơ quan với quy mô và phạm vi lớn chưa từng có.
Chuyên mục Đọc truyện hôm nay, xin mời quý vị nghe phần tiếp tập 5: Lao vào lửa trong tiểu thuyết lịch sử: Đường thời đại của nhà văn Đặng Đình Loan qua giọng đọc của PTV, NSVM Thuý Trà
Nguyên nhân thiếu giáo viên hiện nay chủ yếu do sức hút vào ngành còn hạn chế, nhiều giáo viên nghỉ việc, thiếu nguồn tuyển giáo viên một số môn học đặc thù, số lượng học sinh tăng dần mỗi năm.
Cùng với việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, Quảng Ninh luôn xác định bảo đảm an sinh xã hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng, mọi người dân đều phải được hưởng thành quả của sự phát triển. Chính vì vậy hệ thống chính sách an sinh xã hội của tỉnh ngày càng đồng bộ và hoàn thiện trên các lĩnh vực, với nguồn lực không ngừng tăng.
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đề nghị các địa phương cần tiếp tục rà soát, sắp xếp lại quy mô hệ thống trường lớp, giảm bớt các điểm trường lẻ để giảm đầu mối, góp phần khắc phục tình trạng thiếu giáo viên hiện nay.
Chương trình giáo dục phổ thông mới với các môn học mới nhưng giáo viên chưa được đào tạo, bồi dưỡng đầy đủ để có thể tự tin đứng lớp, đặc biệt là với môn Khoa học Tự nhiên.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết hiện số giáo viên còn thiếu của cả nước là 127.583 người và con số này tăng lên không ngừng do số học sinh tăng qua mỗi năm.
Năm học 2023-2024 cả nước thiếu hơn 100.000 giáo viên các cấp. Thế nhưng quy mô đào tạo sư phạm năm 2022-2023 giảm hơn 60.000 sinh viên so với năm trước đó.
Những năm qua, câu chuyện thiếu giáo viên, đặc biệt là giáo viên dạy theo chương trình đổi mới giáo dục luôn là nỗi băn khoăn, lo lắng của nhiều cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh. Nhiều trường đã phải xử lý linh hoạt như giáo viên kiêm nhiệm, ký hợp đồng ngắn hạn, thời vụ với giáo viên ở những môn còn thiếu để nỗ lực hoàn thành chương trình giảng dạy cho học sinh.
Năm học mới 2024-2025 đang đến rất gần. Hiện các cơ sở giáo dục trong cả nước nói chung, Quảng Ninh nói riêng đã và đang chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, trường học, sách giáo khoa, nhân lực…, để học sinh các cấp bước vào năm học mới với quyết tâm giành nhiều thắng lợi mới.
Theo báo cáo công tác chuẩn bị tổ chức lễ khai giảng năm học 2024-2025 và Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường của Sở GD&ĐT, so với định mức quy định của Bộ GD&ĐT, dự kiến đến đầu năm học 2024-2025, toàn bộ cơ sở giáo dục trong tỉnh thiếu 243 cán bộ quản lý và 2.264 giáo viên (chưa bao gồm số lượng nhân viên thiếu 1.911).
Thiếu giáo viên là “bài toán” nhiều năm chưa có “lời giải” của nhiều tỉnh thành và các địa phương trên cả nước. Tại TX Quảng Yên, năm học mới 2024 - 2025 đã đến, nhiều trường học lại tiếp tục rơi vào tình trạng thiếu giáo viên.