Thanh toán không dùng tiền mặt đang ngày càng được người dân, doanh nghiệp trong tỉnh sử dụng nhiều hơn do tính nhanh chóng, thuận tiện và an toàn. Đặc biệt, trong bối cảnh hạn chế tiếp xúc đông người để phòng tránh dịch bệnh Covid-19, hình thức thanh toán này giúp các hoạt động thanh toán diễn ra liên tục, không bị gián đoạn, hạn chế,...
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 1813/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025.
Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2022 xuống mức 4,4%, thấp hơn 0,5% so với dự báo công bố tháng 10 năm ngoái.
Thanh toán các dịch vụ công không dùng tiền mặt là một dịch vụ tài chính số đang được các đơn vị và địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đẩy mạnh triển khai. Cách làm trên đã mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và người dân. Đây được coi là khâu rất quan trọng trong tiến trình cải cách hành chính, là xu thế tất yếu nhằm xây dựng hệ thống quản trị tài chính công hiện đại, minh bạch.
Nhằm đảm bảo an sinh xã hội, tạo thuận lợi tối đa cho người dân, góp phần chuyển đổi số toàn diện; các sở, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh đã tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh chi trả các khoản trợ cấp hàng tháng cho người thụ hưởng bảo trợ xã hội, các đối tượng chính sách không dùng tiền mặt.
Kinh tế số đang ngày càng mạnh mẽ, trong đó độ phổ cập của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch, mua sắm đang dần trở nên phổ biến và được đông đảo người dân ưu tiên lựa chọn, từng bước hình thành thói quen người tiêu dùng từ thành thị đến nông thôn.
Hướng tới phát triển kinh tế số, tạo nền móng vững chắc cho việc chuyển đổi số toàn diện, TP Hạ Long đang chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh các hình thức thanh toán điện tử hiện đại này.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản số 3956/NHNN-TT đề nghị các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thực hiện một số nội dung nhằm tiếp tục đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt.
Hiện nay, thanh toán không dùng tiền mặt đang được đẩy mạnh, đồng thời khuôn khổ pháp lý cho hoạt động này tiếp tục hoàn thiện,… Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, với việc toàn ngành triển khai tích cực Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng năm 2030, thanh toán không dùng tiền mặt đã đạt được những kết quả tích cực, vận động theo hướng phát triển.
Thanh toán không dùng tiền mặt đang dần trở thành một xu thế tất yếu trong thời kỳ phát triển bùng nổ của công nghệ hiện đại và chuyển đổi số toàn diện hiện nay. Hòa chung xu thế này, Quảng Ninh đã và đang tích cực triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tạo thuận lợi tối đa cho các tổ chức, cá nhân trong sử dụng các giao dịch trực tuyến, đưa việc thanh toán không dùng tiền mặt trở thành một thói quen của đời sống xã hội.
Tỉnh Quảng Ninh đang hướng tới nền kinh tế số với mục tiêu dự kiến năm 2023 đạt 12% trong tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP); đến năm 2025 chiếm 25% GRDP và 2023 chiếm 30% GRDP của tỉnh.
Để thực hiện được mục tiêu về tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt đã đề ra trong Nghị quyết 09-NQ/TU về chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nhiều cách làm hay, giải pháp sáng tạo đã và đang được các sở, ngành, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện, từng bước đưa thanh toán không dùng tiền mặt trở thành thói quen thường nhật của đời sống KT-XH.