Ngày 31/1/2021, Công ty CP Than Vàng Danh ghi nhận ca dương tính với SARS-CoV-2 đầu tiên trong Tập đoàn. Ngay sau đó, Công ty đã khẩn trương khoanh vùng, kiểm soát tốt tình hình, bảo vệ sức khỏe tuyệt đối cho hơn 5.000 cán bộ, công nhân và sớm đưa mỏ hoạt động sản xuất trở lại trong trạng thái bình thường mới. “Chống dịch như chống giặc”, “giữ mỏ an toàn”, đang trở thành phương châm hành động giúp Than Vàng Danh thực hiện thắng lợi mục tiêu kép.
Quảng Ninh được mệnh danh là “miền vàng đen” của Tổ quốc. Trải dọc từ Cẩm Phả đến Hạ Long, Uông Bí, Đông Triều, mỗi mỏ than mang đặc trưng riêng. Trong số đó, mỏ than Vàng Danh có 3 điều đặc biệt nhất: Mỏ hầm lò có quy mô sản lượng lớn nhất; áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất; chăm lo cho người lao động thuộc tốp vip nhất trong TKV.
Trần Mạnh Tiến (SN 1989), công nhân Công ty CP Than Vàng Danh - Vinacomin, là thợ lò giỏi, bí thư chi đoàn nhiệt tình, có nhiều sáng kiến trong lao động sản xuất. Anh vinh dự là một trong 47 cá nhân được BTV Tỉnh ủy tặng Bằng khen về thành tích tiêu biểu trong thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW giai đoạn 2016-2021.
Giữa năm 2021, một nhóm nghiên cứu của Công ty Than Vàng Danh đã xây dựng giải pháp áp dụng công nghệ khai thác lò chợ xiên chéo, chống giữ bằng giàn mềm ZRY khấu không để lại trụ bảo vệ, giúp tăng sản lượng khai thác than lò chợ và thu hồi triệt để tài nguyên.
Đây là một trong những công trình thiết thực của Công ty CP than Vàng Danh - Vinacomin nhằm chăm lo sức khỏe, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người thợ mỏ.
Tháng 3/2020, Công ty Than Vàng Danh đã nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và lắp đặt thử nghiệm hệ thống điều khiển tự động, đóng mở ghi đường sắt phòng nổ vào sử dụng trong hầm lò. Sau 4 năm đưa vào áp dụng, sáng kiến đã giúp công ty nâng cao năng lực vận tải và giành được giải thưởng Sáng tạo KHCN Việt Nam năm 2023.
Công nghệ khai thác than lò chợ xiên chéo, chống giữ bằng giàn mềm ZRY được Công ty CP Than Vàng Danh áp dụng từ năm 2017. Sau một thời gian áp dụng, công nghệ này đã bộc lộ hạn chế, đó là để lại trụ bảo vệ chân lò chợ lớn, làm giảm trữ lượng khai thác và gây tổn thất than.
Khu tập thể 314 là một trong ít hạng mục công trình được hình thành khi thành lập Công ty CP Than Vàng Danh - Vinacomin năm 1964. Đây là nơi ở của những công nhân làm việc trên khai trường +314m.
Để đáp ứng yêu cầu sản xuất than trong điều kiện diện khai thác ngày càng xuống sâu, đi xa, Công ty CP Than Vàng Danh đã tập trung hiện đại hóa từng bước công tác vận tải hầm lò. Trong đó, việc tiến tới tự động hóa khâu vận tải đường sắt đã được đơn vị triển khai thành công thông
Những năm gần đây, Công ty CP Than Vàng Danh đã không ngừng đầu tư, áp dụng nhiều công nghệ, thiết bị mới nhằm xây dựng thành công mô hình “Mỏ hiện đại - mỏ xanh, sạch, đẹp - mỏ an toàn - mỏ ít người”. Đặc biệt, trong điều kiện diện sản xuất ngày càng xuống sâu những công nghệ khai thác than hiện đại đang mang lại hiệu quả “kép” không chỉ tiết giảm lao động, cải thiện điều kiện làm việc mà còn đảm bảo an toàn, nâng cao năng suất lao động cho hàng nghìn công nhân Than Vàng Danh.
Trong sản xuất than hầm lò, việc đi lại của người công nhân cũng như vận chuyển vật tư, thiết bị phục vụ cho sản xuất và vận chuyển than, đất đá có vai trò quan trọng. Đây cũng là một trong những khâu quyết định đến hiệu quả SXKD của các đơn vị sản xuất hầm lò.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 bùng nổ, chuyển đổi số là xu thế tất yếu đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp ngành than, trong đó có Công ty CP Than Vàng Danh - Vinacomin.