Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 63/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022.
Trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển KT-XH của tỉnh, tuy nhiên với quyết tâm cao, Quảng Ninh đã chuẩn bị kỹ lưỡng các phương án, kịch bản và đưa ra quyết sách đúng, trúng để vừa chống dịch hiệu quả, vừa giữ đà tăng trưởng kinh tế trong trạng thái bình thường mới, “kiên định” mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức 2 con số.
Để đảm bảo số thu ngân sách Nhà nước (NSNN) cả năm 2021 theo dự toán, cùng với việc tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, các ngành chức năng, địa phương trong tỉnh đang tập trung nuôi dưỡng và khai thác hiệu quả dư địa thu từ các ngành, lĩnh vực nhiều tiềm năng phát triển trong giai đoạn này.
Việc nhiều địa phương trong cả nước đồng loạt triển khai áp dụng Chỉ thị 16 về phòng, chống dịch Covid-19 với cấp độ khác nhau đang ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa, làm dấy lên lo ngại về nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế, bảo đảm “mục tiêu kép”. Vấn đề này được phản ánh rõ nét trong các báo cáo kinh tế vĩ mô sáu tháng đầu năm và triển vọng cuối năm, do các tổ chức nghiên cứu công bố gần đây.
Việc rà soát, tháo gỡ khó khăn cho các dự án đầu tư là rất cần thiết trong lúc này để có thể khơi thông nguồn lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Quảng Ninh đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 10.000 doanh nghiệp thành lập mới, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt trên 5 tỷ USD. Đây là nhiệm vụ không đơn giản, nhất là ảnh hưởng của dịch Covid-19 dự báo sẽ tác động sâu rộng đến nền kinh tế. Để hoàn thành chỉ tiêu, tỉnh đã, đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trọng tâm, trong đó có việc tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cấp tỉnh (PCI).
Nhiều chuyên gia trong và ngoài nước nhận định, sẽ không có DN nào rời bỏ Việt Nam trong tương lai gần vì họ đều tin tưởng Việt Nam sẽ vượt qua được khó khăn hiện tại.
"Để đạt mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2021 ở mức cao nhất có thể, chúng ta cần sự chung sức, đồng lòng của Chính phủ, doanh nghiệp và người dân"- bà Nguyễn Thị Hương,Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã trao đổi với PV báo Tin tức về khả năng hồi phục nền kinh tế Việt Nam vào quý 4/2021 trong bối cảnh mới.
Quảng Ninh - mảnh đất phên giậu nơi địa đầu của Tổ quốc, qua 58 năm xây dựng và phát triển, với nền tảng là tinh thần “Kỷ luật và đồng tâm” đã được hun đúc qua nhiều thế hệ, cùng với ý chí đổi mới mãnh liệt, đã đưa tỉnh đạt được những thành quả quan trọng, trên nhiều phương diện. Đồng thời, đóng góp cho đất nước nhiều bài học kinh nghiệm quý, thực tiễn sinh động, trong công cuộc đổi mới.
Các chỉ số sản xuất công nghiệp, tình hình đăng ký doanh nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu… trong tháng 11 cho thấy kinh tế Việt Nam tiếp tục trên đà phục hồi.
Mặc dù dự báo còn nhiều thách thức, rủi ro nhưng dòng chảy chính của kinh tế sẽ là phục hồi. Động lực mới cho tăng trưởng đến từ những ngành nghề được thúc đẩy bởi đại dịch Covid-19.