Hoa hòe được biết đến với công dụng giải nhiệt, mát huyết. Để làm thuốc, hái vào lúc hoa chưa nở; dùng cho người bệnh tăng huyết áp, căng thẳng thần kinh, tâm phiền, mất ngủ…
Chủ đề Ngày Thế giới phòng, chống Tăng huyết áp 17/5/2023 có thông điệp “Đo huyết áp đúng - Kiểm soát huyết áp tốt - Sống lâu hơn” nhằm nêu bật nhận thức về bệnh tăng huyết áp trên toàn thế giới, thúc đẩy các phương pháp đo huyết áp chính xác và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải thiện kiểm soát tăng huyết áp để sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn.
Từ năm 2005 Tổ chức Y tế Thế giới đã lấy ngày 17/5 là Ngày thế giới phòng, chống tăng huyết áp, khuyến nghị người dân duy trì chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục đều đặn để kiểm soát huyết áp.
Do đại dịch COVID-19, hầu hết mọi người đều có lối sống ít vận động. Điều này dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, nhất là sức khỏe tim mạch, trong đó có bệnh tăng huyết áp.
Một số loại thực phẩm chức năng, thảo mộc, vitamin và khoáng chất có thể có những lợi ích sức khỏe đáng kể, nhưng đối với những người bị tăng huyết áp cần thận trọng khi sử dụng các chất bổ sung này.
Theo các chuyên gia, tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu có thể dẫn đến biến chứng đột quỵ, tai biến mạch máu não. Đặc biệt, hai bệnh này đều liên quan đến chế độ ăn uống không lành mạnh, lười hoạt động thể lực hoặc lạm dụng đồ uống có cồn.
Tăng huyết áp, hay còn gọi là huyết áp cao, ảnh hưởng đến động mạch. Khi huyết áp cao, máu liên tục chảy trong động mạch với lực rất lớn, khiến tim khó bơm máu, gây ra nhức đầu dữ dội, đau ngực, chóng mặt, khó thở, lo lắng, buồn nôn và nhiều triệu chứng khác.
Do mùa đông nhiệt độ thấp, cơ thể vì muốn duy trì thân nhiệt ổn định, giảm bớt sự toả nhiệt, các mao mạch sẽ co lại khiến lực cản huyết quản điều tiết bên ngoài tăng lên. Đồng thời, nhiệt độ thấp nên ra mồ hôi ít, khiến dung lượng máu tăng lên gây tình trạng tăng huyết áp.
Tăng huyết áp thường gây tai biến nghiêm trọng như tử vong và hôn mê do tai biến mạch máu não, di chứng liệt nửa người, suy tim, thiếu máu cơ tim, suy thận, phình bóc tách động mạch chủ...