Phấn đấu đến năm 2025 sử dụng 100% túi nylon, bao bì thân thiện với môi trường tại các trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt thay thế cho túi nylon khó phân huỷ; đảm bảo thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý 85% lượng chất thải nhựa phát sinh.
Bằng những hành động thiết thực, Xưởng may tái chế Green Life Hạ Long do chị Trần Thị Hương (khu 3, phường Hà Khẩu, TP Hạ Long) làm chủ, đã tái chế thành công rác thải nhựa qua sử dụng thành các sản phẩm túi xách, ba lô thời trang, góp phần giảm đáng kể nguồn rác thải nhựa độc hại ra môi trường.
Tái sử dụng những lốp xe cũ đang là một trong những xu hướng trang trí hiện nay. Chỉ cần thêm một chút màu sắc, sáng tạo bạn có thể biến chiếc lốp xe cũ của mình thành sản phẩm vô cùng độc đáo, tiện ích.
Song song với phát triển khai thác, sản xuất, kinh doanh than, công tác bảo vệ môi trường luôn được Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam coi trọng. Việc tái sử dụng chất thải nguy hại, phát sinh trong quá trình sản xuất than vừa giúp bảo vệ môi trường, vừa mang lại hiệu quả kinh tế.
Là chủ một doanh nghiệp đóng mới, sửa chữa tàu thuyền với hàng chục công nhân, nhưng niềm đam mê với các sản phẩm tái chế đã thôi thúc chị Trần Thị Hương đầu tư xưởng tái chế Green Life (phường Hà Khẩu, TP Hạ Long) để “thổi hồn” vào những vật liệu mà vô tình chúng ta đã bỏ quên.
Từ ngày 1/1/2022, nhiều quy định mới về quản lý chất thải theo Luật Bảo vệ môi trường sẽ có hiệu lực. Đó là luật hóa việc phân loại rác tại nguồn, khuyến khích tái chế; cải cách thủ tục hành chính trong quản lý chất thải công nghiệp… Tuy nhiên, từ trước khi Luật có hiệu lực, Quảng Ninh đã tích cực thực hiện nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng chất thải.
Bình hoa, chai lọ, cốc thủy tinh… vỡ, những mảnh thủy tinh ấy hầu hết được mọi người vứt bỏ ra thùng rác mà ít khi nghĩ đến việc phải đến cả triệu năm thủy tinh mới có thể phân hủy, nếu lẫn vào đất, vương vãi trên đường đi… thì còn có thể gây họa cho nhiều người. Trước thực tế ấy, chàng trai 9x Hứa Duy Thanh (phường Hà Khẩu, TP Hạ Long) đã thu gom rác thủy tinh, kiên trì nghiên cứu, hồi sinh chúng thành những sản phẩm hữu ích, đồng thời lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường.
Đó là sáng kiến tái chế chất thải nhựa lây nhiễm bằng phương pháp hấp tiệt khuẩn hơi nước của bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Hoa, Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí cùng các đồng nghiệp.
Loại nấm mới được phát hiện ở vùng Tây Nam Trung Quốc là loại nấm rất "phàm ăn" với các loại "thức ăn" chính là nhựa và cao su, các nhà khoa học hy vọng có thể sử dụng chúng để tái chế nhựa tốt hơn.
Một trong những giải pháp bảo vệ môi trường đang được tỉnh chú trọng thực hiện là tăng cường tái chế và tái sử dụng chất thải. Giải pháp này nhận được sự vào cuộc tích cực của các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp.
Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Móng Cái đã lan tỏa mạnh mẽ cuộc vận động “Phụ nữ chung tay bảo vệ môi trường và thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm” đến toàn thể hội viên tại 17/17 xã, phường. Nhiều mô hình bảo vệ môi trường của hội liên hiệp phụ nữ các cấp được triển khai đạt hiệu quả cao, trong đó tiêu biểu là mô hình xây dựng các hố ủ phân hữu cơ vi sinh, biến rác thải thành tiền.