Với sự phát triển của KHCN, việc số hóa tài liệu thư viện, xây dựng thư viện điện tử sẽ là một phương thức hiệu quả để phát triển văn hóa đọc, xây dựng xã hội học tập, khắc phục khó khăn do dịch Covid-19 gây ra
Cuối năm 2017, một số bệnh viện trên địa bàn Quảng Ninh đã triển khai Đề án xây dựng Bệnh viện thông minh, trong đó có việc thực hiện bệnh án điện tử. Bệnh án điện tử không chỉ số hóa hồ sơ, mà còn tích hợp tiện ích cho bác sĩ, điều dưỡng, nhà quản lý, nhằm tăng hiệu quả điều trị và an toàn cho bệnh nhân; thuận tiện cho các cơ sở khám, chữa bệnh, cũng như ngành BHXH trong thanh quyết toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT.
Chuyển đổi số đã và đang diễn ra nhanh chóng ở mọi ngành nghề, lĩnh vực trở thành xu hướng tất yếu của sự phát triển. Không nằm ngoài tiến trình đó, thời gian qua, Công ty Điện lực Quảng Ninh đã và đang tích cực triển khai chuyển đổi số, tích hợp công nghệ và kỹ thuật số vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý, tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh và hoàn thiện dịch vụ phục vụ khách hàng.
Nhằm xây dựng một nền hành chính công ngày càng hiện đại, phục vụ tốt hơn nữa cho người dân, doanh nghiệp; Quảng Ninh chính thức thực hiện việc số hóa hồ sơ, kết quả thủ tục hành chính trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.
Ứng dụng các nền tảng số để thúc đẩy trao đổi hàng hóa trên sàn thương mại điện tử (TMĐT) là xu thế tất yếu của nền kinh tế số và cũng là cách mà các đơn vị chức năng hiện đang triển khai mạnh cho các doanh nghiệp OCOP do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Trong không khí hào hùng chào đón các sự kiện lịch sử lớn của dân tộc, những tư liệu lịch sử, văn hóa càng được người dân quan tâm, tìm hiểu nhiều hơn. Tại Thư viện tỉnh Quảng Ninh, để phục vụ tối đa nhu cầu của bạn đọc, đơn vị đã triển khai số hóa các tư liệu về văn hóa, lịch sử, con người Quảng Ninh, trong đó có nhiều tư liệu quý hiếm, độc bản.
Công tác chỉnh lý, số hóa tài liệu đang được các địa phương trong tỉnh triển khai rất tích cực theo đúng tinh thần phong trào “30 ngày đêm hoàn thành chỉnh lý, số hoá tài liệu” do Tỉnh ủy phát động. Tới nay, một số địa phương trong tỉnh đã đạt được những kết quả rất tích cực, sẵn sàng phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy và thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp từ 1/7/2025.
Trong tiến trình chuyển đổi số, Quảng Ninh xác định sẽ lấy những nền tảng, thành tựu đã đạt được của hệ thống Chính quyền điện tử và Đề án xây dựng thành phố thông minh của tỉnh làm tiền đề để chuyển đổi số toàn diện. Trong đó tỉnh xác định sẽ tiếp tục triển khai sâu hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa mạnh mẽ trong các ngành, lĩnh vực trọng điểm.
Thời gian qua, với nhiều giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, trong đó việc giải quyết các thủ tục hành chính ngày càng được các địa phương, đơn vị hiện đại hóa, công khai, minh bạch.
Chiều 11/5, UBND tỉnh tổ chức hội nghị nghe báo cáo công tác chuẩn bị thực hiện số hóa hồ sơ và thủ tục hành chính theo Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06)
Trong tiến trình chuyển đổi số toàn diện đang được tỉnh triển khai thực hiện, việc tiếp tục ứng dụng những tiến bộ của công nghệ thông tin (CNTT) vào giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) là một trong những nội dung quan trọng nhất đang được tỉnh đẩy mạnh thực hiện với mục tiêu cao nhất là phục vụ tối đa lợi ích của người dân, doanh nghiệp. Trong đó, hiện tỉnh đang nỗ lực đẩy nhanh việc số hóa, chuẩn hóa dữ liệu, quy trình và kết quả hồ sơ TTHC.
Trung tâm Tích hợp dữ liệu và Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh chuẩn bị thực hiện số hóa hồ sơ và thủ tục hành chính theo Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn năm 2030 (Đề án 06).