Bộ Nội vụ đánh giá kết quả sắp xếp tổ chức bộ máy chỉ là bước đầu, chưa bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa cao; thực hiện tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập còn thấp.
Sau khi sắp xếp lại thành Bộ Kinh tế, Tài chính, sẽ giảm tổng số 22/56 đầu mối (giảm 39,3%), gồm 6/6 tổng cục (100%), giảm 11/44 vụ, cục, văn phòng, thanh tra, giảm 5/9 đơn vị thuộc bộ (55,56%).
Bộ Tài chính hướng dẫn các Bộ, ngành thuộc diện sắp xếp phải hoàn thành việc kiểm kê, phân loại tài sản đồng thời tam dừng việc mua sắm, thuê mới tài sản từ ngày 1/1/2025.
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Tại họp báo của Bộ Nội vụ chiều 31/12, ông Nguyễn Quang Dũng, Chánh Văn phòng Ban cán sự Đảng Bộ Nội vụ cho biết, ngày 31/12, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 178 về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị với 8 nhóm chính sách lớn.
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nghỉ hưu trước tuổi khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy, được hưởng nhiều chính sách vượt trội theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP.
Cho rằng việc sắp xếp dễ gây xáo trộn, ảnh hưởng tâm lý cán bộ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiếp tục làm tốt công tác tư tưởng và chế độ, chính sách với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Người nghỉ hưu sớm khi thực hiện tinh gọn, sắp xếp bộ máy sẽ không bị trừ phần trăm lương hưu. Thay vào đó, người nghỉ hưu sớm được nhận mức lương hưu 75% và thêm một khoản hỗ trợ.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, sau khi thực hiện sắp xếp, số lượng cơ quan của Quốc hội gồm Hội đồng Dân tộc và 7 ủy ban, giảm 2 ủy ban so với hiện tại.
Bộ Nội vụ khẳng định nguồn kinh phí đã dự kiến bố trí từ ngân sách nhà nước để hỗ trợ khi sắp xếp bộ máy vẫn đáp ứng được cho việc mở rộng phạm vi và đối tượng áp dụng Nghị định số 178/2024/NĐ-CP.