Sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh Nam Bộ hiện đang gặp rất nhiều khó khăn do dịch Covid-19, cần tập trung tháo gỡ để duy trì nguồn cung lương thực, thực phẩm. Đó là nhận định của Tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản tại các tỉnh, thành phố phía nam trong điều kiện dịch Covid-19 (Tổ Công tác 970) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trong thời gian qua đã ảnh hưởng lớn đến chuỗi sản xuất, cung ứng và phân phối các sản phẩm ngành nông nghiệp.
Sức sản xuất trong nông nghiệp Việt Nam rất lớn, đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu trên 40 tỷ USD mỗi năm. Nhưng dịch COVID-19 lần này làm nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội và khiến sức mua tiêu dùng hạn chế, xuất khẩu giảm, cộng với việc di chuyển khó khăn nên việc tiêu thụ nông sản trở nên cấp bách.
Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Đầm Hà đã chủ động, mạnh dạn triển khai các quy hoạch về sản xuất nông nghiệp tập trung theo hướng liên kết trong sản xuất hàng hóa. Qua đó, từng bước hiện thực hóa mục tiêu đưa Đầm Hà sớm trở thành vùng trọng điểm sản xuất, chế biến nông sản của tỉnh.
Quảng Ninh có đặc thù là địa bàn thường xuyên đón khách du lịch và dân cư sinh sống tập trung ở những vùng đô thị nên tiêu dùng lượng lớn sản phẩm nông nghiệp, bao gồm sản phẩm nông, lâm sản và thuỷ sản. Để bảo vệ sức khoẻ cho người tiêu dùng, từ nhiều năm qua, vấn đề đảm bảo ATTP trong nông nghiệp rất được tỉnh Quảng Ninh coi trọng và thực hiện hiệu quả.
Sáng 6/3, tại tỉnh Kiên Giang, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chủ trì Hội nghị về thúc đẩy phát triển nông nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, với chủ đề “Khát vọng nông nghiệp Đất Chín Rồng xanh - sinh thái - bền vững”, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND của 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long phối hợp tổ chức.
Để tránh tình trạng được mùa, mất giá, Bộ trưởng Công Thương khuyến cáo giải pháp trước mắt đối với các địa phương là quy hoạch lại vùng trồng, vùng nuôi, tổ chức sản xuất theo tín hiệu thị trường.
Các công nghệ cao, công nghệ tiên tiến đã và đang được ứng dụng trong từng khâu, hoặc trong cả chuỗi sản xuất của quá trình sản xuất nông nghiệp để mang lại giá trị gia tăng cao cho sản phẩm nông nghiệp và thúc đẩy xây dựng các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, Quảng Ninh luôn quan tâm, chú trọng việc nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó, trên địa bàn tỉnh ngày càng có nhiều sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao, mang đặc thù của địa phương, góp phần tăng thu nhập bền vững cho nông dân.
Những tháng cuối năm cũng là thời điểm nguy cơ cao bùng phát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Để kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ đàn vật nuôi, ngành Nông nghiệp tập trung triển khai các giải pháp về chăn nuôi an toàn sinh học, nâng cao năng lực sản xuất và kiểm soát chất lượng con giống, phòng chống dịch bệnh…
Bám sát chiến lược phát triển của Quảng Ninh về thực hiện tăng trưởng xanh, những năm gần đây sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng hướng tới mô hình nông nghiệp xanh, sạch, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp theo tiêu chuẩn canh tác tốt...
Sản xuất nông nghiệp an toàn, hữu cơ, góp phần nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững là một trong những mục tiêu quan trọng của ngành nông nghiệp Quảng Ninh.