Thời gian qua, việc đầu tư ứng dụng KHCN ngày càng được các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chú trọng. Điều này không chỉ đảm bảo uy tín sản phẩm mà còn góp phần khẳng định thương hiệu các sản phẩm OCOP.
Được sản xuất từ nguồn nguyên liệu chất lượng, bánh đa từ gạo lứt của cơ sở Phúc Anh (TP Cẩm Phả) đã được đưa ra thị trường, mở ra xu hướng tiêu dùng "xanh", phát triển các sản phẩm truyền thống tốt cho sức khoẻ người tiêu dùng.
Tháng tám đã gõ cửa, cũng chuẩn bị cho những ngày lập thu. Về với miền biển Quảng Ninh, mùa thu đâu chỉ có bầu không khí dịu dàng, lãng đãng với tiết trời se lạnh mà sắc xanh cao vời vợi của trời biển mênh mông càng khiến lòng người như thêm bồi hồi, xuyến xao đến lạ. Gọi thu về, những món ăn vốn là đặc sản từ núi rừng cho đến miền biển của Quảng Ninh cũng như thêm tinh tế, đầy đặn và trọn vị.
Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Quảng Ninh do Ban Xây dựng nông thôn mới tỉnh chủ trì vừa tiến hành kiểm tra, rà soát đối với các sản phẩm thuộc Chương trình OCOP trên địa bàn 13 huyện, thị xã, thành phố.
Mới đây, Đoàn kiểm tra liên ngành do Ban Xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh chủ trì đã kiến nghị đưa 56 sản phẩm OCOP ra khỏi Chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) Quảng Ninh.
Tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và thúc đẩy kinh tế tuần hoàn là mục tiêu đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN và PTNT) đặt ra trong chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021 - 2025. Tuy nhiên, để chương trình phát triển đúng hướng, thực chất đem lại lợi ích cho người dân, cần nỗ lực vào cuộc của các cấp chính quyền cũng như người dân cần nâng cao chất lượng, kỹ thuật... trong việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm.
Phát huy những giá trị di sản văn hoá đặc trưng làng quê Việt, tạo nên môi trường trải nghiệm lý tưởng cho du khách... là nét độc đáo, hấp dẫn ở Khu du lịch làng quê Yên Đức (TX Đông Triều) do Tổng Công ty Du lịch Sen Á Đông xây dựng. Đây cũng là số ít trong các sản phẩm OCOP xuất phát từ du lịch.
Thời gian qua chương trình OCOP của tỉnh Quảng Ninh đã tạo nhiều dấu ấn trong phát triển kinh tế nâng cao thu nhập cho người dân, doanh nghiệp. Các sản phẩm OCOP khẳng định thương hiệu nhờ áp dụng khoa học công nghệ. Việc đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất đã và đang được các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chú trọng.
Với quan điểm OCOP là chương trình phát triển kinh tế vùng nông thôn theo hướng phát huy nội lực, gia tăng giá trị cho các sản phẩm thế mạnh, vì vậy ngay từ khi triển khai chương trình này, tỉnh Quảng Ninh đã xác định phương châm phát triển bền vững, thực chất các sản phẩm OCOP.
Tập trung hỗ trợ hoàn doanh nghiệp, củng cố sản phẩm đặc biệt các sản phẩm thế mạnh...là cách mà huyện Ba Chẽ đang thực hiện để thúc đẩy, giúp thích nghi cho sản phẩm OCOP trong tình hình mới.
Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh bằng nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ, đồng hành cùng hội viên nông dân và các hợp tác xã, chủ cơ sở sản xuất trong xây dựng, phát triển các sản phẩm OCOP, góp phần xây dựng thương hiệu nông sản, mở rộng thị trường, tăng thu nhập bền vững cho hội viên, nông dân.
Đến Quảng Ninh dịp lễ 30/4 -1/5 này, ngoài mục đích tham quan, khám phá vẻ đẹp thiên nhiên, du khách còn rất muốn tìm mua các sản vật đặc trưng đem về làm quà. Và hội chợ OCOP Quảng Ninh hè 2024 chính là nơi đáp ứng đầy đủ nhu cầu đó với đa dạng các sản phẩm OCOP đã được khẳng định chất lượng, thương hiệu.
Ứng dụng các nền tảng số để thúc đẩy trao đổi hàng hóa trên sàn thương mại điện tử (TMĐT) là xu thế tất yếu của nền kinh tế số và cũng là cách mà các đơn vị chức năng hiện đang triển khai mạnh cho các doanh nghiệp OCOP do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Dịp nghỉ lễ 2/9, rất đông người dân, du khách đã lựa chọn Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc – Quảng Ninh 2024 là điểm đến để tham quan, mua sắm. Các mặt hàng được người mua lựa chọn nhiều nhất là các loại nông sản, hải sản khô, thực phẩm chế biến sẵn…
Là địa phương đi đầu và nỗ lực thực hiện nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu toàn thị xã, Đông Triều phấn đấu là đơn vị cấp huyện đầu tiên hoàn thành huyện NTM kiểu mẫu trong giai đoạn 2021-2025. Trong đó, chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) được thị xã chú trọng phát triển, là một mắt xích đặc biệt quan trọng của tiến trình.