Về góc độ khoa học, rạn san hô là một hệ sinh thái điển hình của Vịnh Hạ Long, còn chúng tôi lại nghĩ, san hô giống như quà tặng của biển vậy. Món này quý giá này còn giữ được hay vuột mất đều do sự trân trọng, gìn giữ của con người...
Nằm ở phía Tây Nam của Vịnh Hạ Long, các vụng kín khu vực Trăng Lưỡi Liềm được bao bọc bởi các dãy núi cao vòng cung, có làn nước trong xanh. Khu vực này được đánh giá còn giữ gìn được sự đa dạng sinh học, môi trường trong sạch, thuận lợi cho san hô phát triển. Trong các cuộc khảo sát gần đây, khu vực Trăng Lưỡi Liềm được coi là nơi đang phục hồi, phát triển các rạn san hô lớn nhất trên Vịnh Hạ Long.
Nói “săn” san hô ở đây không phải là tìm kiếm để khai thác, phục vụ cho việc làm cảnh như trước đây, cái thời mà trong tủ kính mỗi nhà vẫn dễ thấy trưng những chùm san hô trắng ngà… Ai cũng biết, san hô giờ đã nằm trong sách đỏ, cấm khai thác...
Mùa hè này, du khách đến với Cô Tô trải nghiệm dịch vụ lặn ngắm san hô, loại hình du lịch độc đáo để thưởng thức trọn vẹn vẻ đẹp của "viên ngọc xanh" nơi biển trời Đông Bắc của Tổ quốc.
Rạn san hô là một hệ sinh thái điển hình của Vịnh Hạ Long, là "món quà" của biển ban tặng. Món quà quý giá này còn giữ được hay vuột mất đều do sự trân trọng, gìn giữ của con người.
Các đảo san hô được tạo thành từ đầm lầy ngọc lam và các rạn san hô nhiều màu sắc. Kết hợp với hệ sinh vật biển, đảo san hô trở nên đẹp như một tấm bưu thiếp về phong cảnh.
Hòn Yến (Phú Yên) mang vẻ đẹp hoang sơ, thanh bình. Du khách có thể thưởng ngoạn cảnh sắc Hòn Yến khi rảo bộ trên những cồn cát trắng và lắng nghe tiếng gió từ những hàng phi lao. Đặc biệt vào thời điểm thủy triều rút, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một thế giới lung linh nhiều màu sắc của những rạn san hô rực rỡ và ảo diệu.
Các chuyên gia Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, nhận định danh thắng quốc gia Hòn Yến (Phú Yên có rạn san hô đa dạng ở mực nước nông tiêu biểu và hiếm gặp tại vùng biển Việt Nam.
Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều rạn san hô đẹp với tính đa dạng sinh học cao. Cùng chiêm ngưỡng những bức ảnh tuyệt đẹp về san hô dưới đáy biển nước ta qua ống kính của TS Đặng Đỗ Hùng Việt, chuyên gia về sinh thái, môi trường biển.
Vùng biển Quảng Ninh, tập trung ở khu vực Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long và quần đảo Cô Tô xưa kia, được các nhà khoa học của Viện Tài nguyên Môi trường Biển (Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam) lặn, khảo sát trong nhiều năm và đánh giá cao về sự phong phú của các rạn san hô cũng như quần thể những loài cá phát triển gắn liền với các rạn san hô...
“Hồi còn thanh niên, bọn em còm lắm, chỉ tầm 50kg, sau mới thế này…” - nghe tôi xuýt xoa về vóc dáng anh thợ lặn nào của đoàn cũng to cao lừng lững, nhìn thật là “ngầu”, Phạm Văn Chiến, chàng thợ lặn trẻ của Viện Tài nguyên Môi trường Biển (Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam) cười hiền giãi bày...
Quần đảo Cô Tô nổi tiếng với những cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ, được ví như viên ngọc xanh vùng Đông Bắc. Nơi đây được các nhà khoa học đánh giá có mức độ đa dạng sinh học cao, là một trong 8 ngư trường lớn của Vịnh Bắc Bộ...
Rạn san hô là một trong những hệ sinh thái đa dạng nhất trong lòng đại dương. Đây là nơi sinh cư, kiếm ăn, sinh sản của hàng nghìn loài sinh vật biển. Rạn san hô cũng là những cảnh quan tự nhiên đặc sắc vô cùng kỳ thú dưới đáy biển, là tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái biển...
Theo Thạc sỹ Thái Minh Quang, Viện Hải dương học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), hiện tượng san hô tẩy trắng trên diện rộng là hậu quả của việc nhiệt độ nước biển gia tăng bất thường.