Đặc điểm địa lý và lịch sử phát triển của tộc người S'tiêng ở vùng đất huyền thoại miền Đông Nam bộ (Nam Đông Dương) đã sản sinh ra sự đa dạng loại hình di sản tiêu biểu như: Lễ hội, phong tục, tập quán, luật tục, tín ngưỡng, văn học dân gian, nghệ thuật diễn xướng, dân ca dân vũ, văn hóa cồng chiêng…
Đặc điểm địa lý và lịch sử phát triển của tộc người S'tiêng ở vùng đất huyền thoại miền Đông Nam bộ (Nam Đông Dương) đã sản sinh ra sự đa dạng loại hình di sản tiêu biểu như: Lễ hội, phong tục, tập quán, luật tục, tín ngưỡng, văn học dân gian, nghệ thuật diễn xướng, dân ca dân vũ, văn hóa cồng chiêng…
Đối với đồng bào S’tiêng, gùi không chỉ là vật dụng quan trọng, gắn liền với đời sống sinh hoạt hằng ngày mà còn là biểu tượng văn hóa. Và đan gùi là một trong những nghề truyền thống của đồng bào S’tiêng. Tuy nhiên hiện nay, số lượng người S’tiêng biết đan gùi ngày càng ít và chủ yếu là người lớn tuổi. Để bảo tồn nghề truyền thống, ngày 6-3-2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành quyết định công nhận nghề đan gùi của người S’tiêng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Như một số dân tộc thiểu số khác, người S’tiêng cũng sử dụng nhạc khí để thể hiện những giai điệu tâm tình, trao gửi tình cảm với người mình yêu hoặc thổ lộ tâm sự. Những nhạc khí được người S’tiêng sử dụng trong giao duyên, tình yêu phần lớn thuộc họ hơi rung vang, chi thổi. Giai điệu nhìn chung đều ngắn, lặp lại, nhẹ nhàng, thủ thỉ, tâm tình... Tất cả góp phần làm đa dạng âm nhạc mang đặc trưng riêng của người S’tiêng Bình Phước.
Nhằm khôi phục, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, tại thôn Bình Trung, xã Phước Tân, huyện Phú Riềng vừa tổ chức phục dựng lễ hội “Mừng lúa mới” của đồng bào S’tiêng.