Với mục tiêu bảo vệ, phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên biển, hiện nay huyện Vân Đồn đang tích cực triển khai vận động các tổ chức, cá nhân chuyển đổi sử dụng vật liệu nổi bằng phao xốp trong NTTS thành các loại vật liệu nổi thân thiện với môi trường, phù hợp quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP 08:2020).
Theo kết quả rà soát mới nhất của Vân Đồn, hiện toàn huyện đang có trên 3 triệu phao xốp cần chuyển đổi sang phao nhựa HDPE trong năm 2022. Tất cả đều nằm trên diện tích nuôi thả nhuyễn thể của gần 750 hộ dân, tổ chức, doanh nghiệp, phân bố rải rác trên 5 xã đảo và 9 xã có biển trên địa bàn huyện. Hiện Vân Đồn đang tăng cường triển khai nhiều giải pháp nỗ lực sớm chuyển đổi phao xốp sang phao nổi HDPE trong nuôi trồng thuỷ sản (NTTS).
Với mục tiêu thay thể hoàn toàn phao xốp bằng vật liệu nổi HDPE trong hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ở 100% địa phương có biển, thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường quản lý và phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản trên biển, Vân Đồn đã quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, quyết tâm “xoá sổ” phao xốp trong nuôi trồng thuỷ sản.
Ngày 6/3, đoàn công tác của huyện Vân Đồn đã tiến hành kiểm tra, đôn đốc việc chuyển đổi phao xốp sang vật liệu nổi phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật địa phương tại các cơ sở nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.
Vùng biển Quảng Ninh có nhiều lợi thế, thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản. Vì vậy nhiều năm qua diện tích nuôi trồng thủy sản (chủ yếu là nuôi biển) liên tục tăng trên địa bàn các địa phương có biển của tỉnh.
Theo rà soát của Sở NN&PTNT, năm 2022, toàn tỉnh cần phải chuyển đổi gần 2,7 triệu quả phao xốp các loại trong nuôi trồng thủy sản (NTTS). Tuy nhiên, cho đến hết quý I, số lượng phao xốp đã chuyển đổi mới đạt khoảng 380.000 quả (đạt 12% so với kế hoạch đặt ra).
Thời gian qua cùng với quan tâm phát triển nuôi trồng thủy sản, Quảng Ninh thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt để bảo vệ môi trường biển, cùng với đó là tái tạo nguồn lợi thuỷ sản.
Việc chuyển từ phao xốp sang phao nhựa HDPE sẽ khiến cho chi phí trong NTTS của người dân tăng cao. Vì vậy, việc đảm bảo chất lượng vật liệu nổi đang là điều mà người dân NTTS đặc biệt quan tâm.
Năm 2022, tỉnh đặt mục tiêu thay thế toàn bộ phao xốp trong nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên biển. Huyện Vân Đồn là địa phương có diện tích NTTS sử dụng phao xốp chiếm trên 90% cả tỉnh. Việc đảm bảo tiến độ và chất lượng chuyển đổi phao xốp của huyện đang được người dân huyện đặc biệt quan tâm.
Để hoàn thành mục tiêu đến hết năm 2022, thay thế hoàn toàn vật liệu nổi sử dụng trong nuôi biển thân thiện với môi trường theo quy chuẩn, ngành Nông nghiệp đang nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời kiến nghị của đại diện cử tri TP Cẩm Phả về mục tiêu hoàn thành việc chuyển đổi phao xốp trong năm 2022 có đảm bảo tiến độ đề ra hay không; Ngành có giải pháp tổng thể như thế nào để thực hiện mục tiêu này?