Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, ngày 31/7, chính quyền thành phố Kokubunji, phía Tây thủ đô Tokyo của Nhật Bản, đã tổ chức sự kiện “Xin chào Việt Nam”. Đây là một trong những hoạt động của thành phố chủ nhà của Việt Nam nhằm giúp người dân địa phương hiểu hơn về Việt Nam trước thềm Paralympic Tokyo 2020.
Paralympic Tokyo có 539 nội dung thuộc 22 môn thể thao, tăng 2 môn thể thao so với kỳ thế vận hội trước, trong đó có hai môn mới xuất hiện lần đầu tiên ở Paralympic là cầu lông và taekwondo.
Trong ngày thi đấu chính thức thứ 9 của Paralympic Tokyo 2020, vận động viên Nguyễn Thị Hải đã không thể mang huy chương về cho đoàn thể thao Việt Nam. Trong khi đó, đoàn thể thao Vương quốc Anh đã lấy lại vị trí thứ 2 từ đối thủ Ủy ban Paralympic Nga (RPC).
Ban tổ chức Thế vận hội người khuyết tật Paralympic 2024 cho biết sau khi bỏ lỡ Olympic, nhiều người dân Paris (Pháp) đã trở thành khách mua vé chính của sự kiện thể thao này, nắm lấy cơ hội thứ hai xem các cuộc tranh tài hấp dẫn.
Phó Cục trưởng Cục Thể dục thể thao Nguyễn Hồng Minh - Trưởng đoàn Thể thao người khuyết tật Việt Nam tại Thế vận hội người khuyết tật (Paralympic) Paris 2024 cho biết Đoàn vận động viên Việt Nam đã gia nhập Làng VĐV và ổn định nơi ăn, chốn ở.
Đến 22 giờ 30 phút ngày 6/9 (theo giờ Việt Nam), thứ tự xếp hạng năm đoàn dẫn đầu trên bảng thành tích huy chương tại Paralympic Paris 2024 không thay đổi.
Chiều 23/9, Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet đã có cuộc gặp thân mật, ý nghĩa với lực sĩ Lê Văn Công, người vừa giành HCĐ Paralympic Paris 2024.
Nhiều vận động viên phàn nàn rằng huy chương của họ bị đổi màu, bong tróc chỉ sau một thời gian ngắn, một số huy chương thậm chí bắt đầu hư hỏng chỉ vài tuần sau khi Thế Vận hội kết thúc.