Thời gian qua, công tác xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm trong chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) đang được triển khai tích cực, với những cách làm sáng tạo, hiệu quả, hướng tới sự chuyên nghiệp, hiện đại.
Với niềm đam mê nghề làm nem chua truyền thống, gia đình chị Vũ Thị Thu Hương (phường Quảng Yên, TX Quảng Yên) đã có hơn 20 năm gắn bó với nghề này. Đến nay, thương hiệu nem chua Đức Hậu của HTX Sản xuất thương mại dịch vụ tổng hợp Hoàng Phúc do chị làm Giám đốc, đã trở thành một trong những sản phẩm OCOP tiêu biểu của thị xã.
Từ năm 2013 Quảng Ninh thực hiện Đề án “Tỉnh Quảng Ninh - Mỗi xã, phường một sản phẩm” (chương trình OCOP). Đến nay hành trình OCOP đã đạt được những kết quả quan trọng, mang thương hiệu Quảng Ninh, cùng với chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa.
Tìm tòi nguyên liệu tốt, kinh nghiệm nghề được đúc kết hàng chục năm cùng định hướng đổi mới sản xuất… là những yếu tố đã đưa sản phẩm bánh đa cơ sở Phúc Anh (TP Cẩm Phả) từ sản phẩm truyền thống ra thị trường...
Ngày 4/6, tại thành phố Hạ Long, Sở Công Thương Quảng Ninh phối hợp với Cục Thương mại điện tử (TMĐT) và Kinh tế số, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm tiêu biểu tỉnh Quảng Ninh qua “Gian hàng Việt trực tuyến” trên các sàn thương mại điện tử năm 2021.
Thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Sở Công Thương đã ban hành, triển khai nhiều kế hoạch trọng tâm, sâu rộng, hiệu quả, giúp định hướng cho người tiêu dùng nhận thức đúng khả năng sản xuất, kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp Việt Nam, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa Việt.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh đã gặp rất nhiều khó khăn về đầu ra và bao tiêu sản phẩm sản xuất. Trước thực trạng đó, Sở Công Thương đã luôn đồng hành cùng doanh nghiệp kết nối, tiêu thụ sản phẩm. Qua đó, đã góp phần giúp doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, phục hồi sản xuất kinh doanh.
Những năm gần đây, việc các doanh nghiệp chủ động phát triển, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm dược liệu gắn với chương trình OCOP đã tạo được hướng đi mới, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Từ đó, góp phần thúc đẩy liên kết, phát triển các sản phẩm dược liệu một cách bài bản để sẵn sàng đưa vào nhóm những mặt hàng nông sản xuất khẩu của tỉnh.
Đầu tư cải tiến, trang bị nhiều tiện ích, tính năng và dịch vụ mới cùng nhiều giải pháp mới là cách làm Trung tâm Xúc tiến và Phát triển Công thương đã đang áp dụng để xúc tiến, quảng bá và nâng tầm sản phẩm OCOP qua sàn thương mại điện tử (TMĐT).
Chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, TP Cẩm Phả vẫn đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, đưa ra giới thiệu nhiều sản phẩm mới. 6 tháng năm 2021, Cẩm Phả có 12 sản phẩm OCOP được công nhận tham gia chương trình, cao gấp đôi mục tiêu năm 2021 đề ra.
Tìm hướng đi bền vững, chú trọng chế biến sâu thuỷ hải sản, trong đó có các sản phẩm OCOP, thương hiệu xuất khẩu... là cách làm mà huyện Vân Đồn quan tâm thời gian qua. Hướng đi này cho thấy nhiều tín hiệu tích cực.
Theo quyết định số 2890/QĐ-BNN-VPĐP ngày 30/6/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã phường một sản phẩm (OCOP) cấp quốc gia năm 2020, theo đó Quảng Ninh có 3 sản phẩm đầu tiên đạt 5 sao cấp quốc gia là sản phẩm Ngọc trai Akoya, Ngọc trai Tahiti, Ngọc trai Southsea của Công ty Cổ phần Ngọc trai Hạ Long.
Các phiên chợ “Đưa hàng Việt về nông thôn” và các sự kiện tương tự ở quy mô vừa và nhỏ đã và sẽ được tổ chức thu hút khá nhiều người tiêu dùng, giúp các doanh nghiệp khôi phục chuỗi tiêu thụ. Đây là hoạt động thiết thực hưởng ứng chương trình "Người Quảng Ninh ưu tiên dùng sản phẩm, dịch vụ sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh", vừa tiếp sức đắc lực các doanh nghiệp OCOP.