Với hơn 43.000ha rừng ngập mặn, gần 9.000ha bãi cao triều và trên cao triều..., Quảng Ninh có lợi thế rất lớn trong nuôi trồng thủy sản (NTTS). Nhờ chú trọng đầu tư, phát huy thế mạnh này, năng suất, sản lượng, giá trị NTTS trên địa bàn tỉnh ngày tăng cao.
Trên địa bàn tỉnh hiện nay, hầu hết các cơ sở và ngư dân nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè đều sử dụng vật liệu nổi bằng phao xốp là chính. Về lâu dài khi sử dụng phao xốp sẽ tác động lớn đến vấn đề rác thải và môi trường vùng biển.
Doanh nghiệp có dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản được hỗ trợ không quá 40% tổng mức đầu tư dự án để xây dựng kết cấu hạ tầng của dự án, tối đa 15 tỉ đồng/dự án.
Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 hướng tới mục tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển trở thành một ngành sản xuất hàng hóa quy mô lớn.
Cũng như nhiều lĩnh vực trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện thời tiết. Do vậy việc chủ động các biện pháp phòng, chống thiên tai, đặc biệt là trong mùa mưa bão đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản là rất cần thiết.
Vừa qua, trong quá trình thực hiện thu hồi đất, GPMB thực hiện dự án Tổ hợp cảng biển và khu công nghiệp đầm Nhà Mạc tại TX Quảng Yên, đã phát sinh một số đơn khiếu nại của công dân chưa đồng thuận với phương án GPMB. Quá trình giải quyết nội dung khiếu nại của công dân, tỉnh phát hiện bất cập trong quy định, yêu cầu địa phương kịp thời rà soát, báo cáo để xây dựng bổ sung quy định, chính sách phù hợp.
Với sức mạnh càn quét kinh khủng, bão số 3 đã phá hủy gần như toàn bộ tài sản trên biển của người dân ở những vùng nó đi qua. Cùng với Vân Đồn, Quảng Yên thì Cẩm Phả cũng là nơi nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại nặng nề.
Sau ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3, với tinh thần "mất ở biển sẽ lấy lại từ biển", ngành nuôi trồng thuỷ sản Quảng Ninh sẽ được tái thiết theo hướng bài bản, bền vững, đảm bảo sự phát triển lâu dài, giá trị cao, phát huy được lợi thế của biển.
Nhằm thúc đẩy ngành nuôi trồng thủy sản trên biển phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, đồng thời góp phần tích cực vào công tác bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy sản và đa dạng sinh học, ngành nông nghiệp đang định hướng phát triển mô hình nuôi rong sụn kết hợp với nuôi cá hoặc hàu. Mục tiêu là thiết lập một chuỗi giá trị sản xuất khép kín, hướng tới mục tiêu xuất khẩu bền vững.
Thời gian qua cùng với quan tâm phát triển nuôi trồng thủy sản, Quảng Ninh thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt để bảo vệ môi trường biển, cùng với đó là tái tạo nguồn lợi thuỷ sản.
14.506 - là số ô lồng nuôi trồng thủy sản nước mặn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện nay, phân bố chủ yếu ở các địa phương Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, Đầm Hà, Hải Hà, Móng Cái.
Sáng 1/12, Thường trực Huyện ủy, UBND huyện Vân Đồn đã tổ chức đối thoại với các hộ dân nuôi trồng thuỷ sản ở thị trấn Cái Rồng, xã Hạ Long và xã Đông Xá về chuyển đổi vật liệu nổi làm lồng bè nuôi biển.