Sáng 8/12, nước biển dâng cao đã gây ngập lụt một số tuyến đường, gây ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng đến đời sống các khu dân cư thuộc tổ 6A, 6B, 6C khu 6; tổ 9, 10, khu 5, phường Yết Kiêu và tổ 18, khu 7, phường Cao Xanh, TP Hạ Long.
Những tưởng câu chuyện người dân gặp muôn vàn khó khăn do triều cường chỉ xảy ra ở TP Hồ Chí Minh và một số địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, thì nay câu chuyện ngập lụt này đã hiện hữu ở thành phố du lịch Hạ Long.
TP Hạ Long là đô thị ven biển. Đa phần các khu đô thị của thành phố nằm sát bờ vịnh, nhiều nơi chỉ cách biển vài chục mét, rất thuận lợi cho việc thông thoát nước nếu như việc quy hoạch, thiết kế, xây dựng hệ thống giao thông, kênh mương, cống rãnh được thực hiện tốt. Thế nhưng, câu chuyện ngập lụt mỗi khi mưa lớn kéo dài hay triều cường những năm qua luôn hiện hữu ở một số khu đô thị của thành phố, khiến người dân sinh sống ở những nơi này không ít phiền lòng.
Sáng 19/11, triều cường dâng cao đã gây ra tình trạng ngập lụt cục bộ tại một số khu vực ven biển trên địa bàn TP Hạ Long như Cao Xanh, Hà Khánh, Trần Hưng Đạo, Hồng Gai... khiến cuộc sống người dân bị ảnh hưởng.
Ngày 19/2, một nghiên cứu kéo dài hơn hai thập kỷ đã cho thấy tốc độ tan chảy của các sông băng đang gia tăng đáng kể, khiến mực nước biển toàn cầu dâng gần 2 cm từ đầu thế kỷ 21.
Theo tờ Dailymail, các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam (PIK) của Đức cảnh báo Trái Đất có thể nóng lên tới 7°C vào năm 2200 ngay cả khi lượng khí thải CO2 ở mức vừa phải.