Ngày 21/5 vừa qua, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 30/2021/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về vật liệu sử dụng làm phao nổi trong nuôi trồng thủy sản (NTTS) mặn, lợ tại Quảng Ninh. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/6/2021.
Với mục tiêu bảo vệ, phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên biển, hiện nay huyện Vân Đồn đang tích cực triển khai vận động các tổ chức, cá nhân chuyển đổi sử dụng vật liệu nổi bằng phao xốp trong NTTS thành các loại vật liệu nổi thân thiện với môi trường, phù hợp quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP 08:2020).
Bên cạnh những thành tựu nổi bật đã đạt được, hiện hoạt động nuôi trồng thủy sản (NTTS) của Quảng Ninh cũng đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Trong đó, việc đánh giá sức tải môi trường biển được cho là giải pháp cấp thiết và quan trọng, làm căn cứ xây dựng kế hoạch chi tiết sử dụng khu vực biển để NTTS, phù hợp với chủ trương phát triển bền vững của tỉnh.
Chiều 2/3, tại TP Hạ Long, đồng chí Phạm Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì cuộc họp của UBND tỉnh về việc rà soát công tác quy hoạch, quản lý, giao mặt nước NTTS trên địa bàn tỉnh.
Với những tiến bộ đáng kể của kỹ thuật, công nghệ trong NTTS và tiềm năng của con tôm giống chịu lạnh sắp được đưa ra thị trường, sản xuất vụ đông hứa hẹn một hướng đi hiệu quả
Ngày 30/3/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định 11/2021/NĐ-CP quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng tài nguyên biển.
Theo Phòng NN&PTNT huyện, việc thay thế phao xốp bằng phao HDPE (nhựa) của các hộ dân, doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) ở địa phương đang được thực hiện theo đúng tiến độ đề ra. Huyện đặt mục tiêu năm 2022 thay thế toàn bộ phao xốp.
Thay thế hoàn toàn phao xốp bằng phao nổi HDPE trong năm 2022 là động thái quyết liệt chuẩn hóa vật liệu nổi trong NTTS, hướng tới NTTS bền vững và giá trị cao của tỉnh Quảng Ninh.
Được coi như trung tâm phao xốp của tỉnh, sau 2 năm hiện thực hóa quy chuẩn địa phương về vật liệu nổi trong nuôi trồng thủy sản (NTTS), cấp ủy, chính quyền huyện Vân Đồn đã vào cuộc rất quyết liệt để chỉ đạo và triển khai thay thế phao xốp bằng phao nổi đạt các tiêu chuẩn tương đương vật liệu HDPE. Liên quan đến nội dung này, phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh đã có cuộc trao đổi với Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Vân Đồn Đào Văn Vũ.
Khoảng 1 tuần trở lại đây, trên Vịnh Hạ Long xuất hiện rất nhiều phao xốp trôi nổi với số lượng rất lớn. Qua kiểm tra sơ bộ của Ban Quản lý Vịnh Hạ Long thì phần lớn phao xốp này là do các hộ dân nuôi trồng thủy sản xả ra biển trong quá trình tháo dỡ, di dời các lồng bè.
Hiện nay, UBND TP Hạ Long đang tiến hành xử lý các cơ sở NTTS trái phép trên vịnh Hạ Long nhằm lập lại trật tự trong hoạt động NTTS và bảo vệ cảnh quan, môi trường của Di sản thiên nhiên thế giới.
Thực hiện chỉ đạo của tỉnh, đặc biệt là quán triệt Chỉ thị 13-CT/TU ngày 10/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các ngành, địa phương đang tập trung đẩy mạnh các biện pháp kiên quyết dẹp tình trạng NTTS trái phép
Thời gian gần đây, tại khu vực sông Chanh, sông Rút (TX Quảng Yên) xuất hiện tình trạng ngư dân tự ý kéo lồng bè nuôi trồng thủy sản về để nuôi dưỡng hàu, hà. Điều này không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn làm mất ATGT đường thủy.
Giữa năm 2016, mô hình nuôi trồng thủy sản NTTS bền vững kết hợp du lịch có trách nhiệm trên Vịnh Hạ Long được triển khai tại khu vực làng chài Vung Viêng. Sau khi được triển khai, dự án đã đảm bảo cho việc phát triển NTTS sản một cách bền vững tại khu vực vùng lõi của Vịnh Hạ Long.