Ngân hàng Nhà nước mới đây đã có văn bản về đánh giá nhóm nợ và gia hạn nợ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, cho phép các ngân hàng tiếp tục giữ nguyên nhóm nợ để doanh nghiệp được vay vốn. Điều này giúp các ngân hàng tránh khỏi tình trạng nợ xấu gia tăng đột biến do hết thời hạn tái cơ cấu.
Khả năng thu hồi nợ của ngân hàng sẽ giảm mạnh, khách hàng chây ỳ trả nợ sẽ tăng lên từ ngày 15/8/2022, nếu không có một bộ luật riêng về xử lý nợ xấu.
Nợ xấu, trích lập dự phòng và lãi dự thu của nhiều ngân hàng đồng loạt tăng mạnh trong quý II/2021 cho thấy, nợ xấu không còn là nguy cơ, mà đang dần hiện hữu.
Hiện, mặt bằng lãi suất đã giảm so với thời điểm này của năm 2020. Nếu so sánh với mặt bằng lãi suất trước thời điểm xảy ra dịch Covid-19, lãi suất huy động cũng như cho vay đều giảm mạnh. Song, câu chuyện mà nhiều người quan tâm nhất hiện nay là lãi suất có tiếp tục giảm từ nay đến cuối năm?
Trải qua gần 5 năm thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD), toàn hệ thống đã xử lý được 380,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu, góp phần cơ bản kiểm soát được nợ xấu trong giai đoạn 2017-2021.
Theo Ngân hàng Nhà nước, dư nợ tín dụng của lĩnh vực bất động sản cuối năm 2022 đã lên tới 2,58 triệu tỷ đồng, tăng hơn 24% so với năm 2021. Đây là mức cao nhất trong 5 năm qua. Ngành ngân hàng đang có tỷ lệ nợ xấu 1,81% - tăng nhẹ so với mức 1,67% hồi cuối năm 2021. Trước tình cảnh “bi đát” của lĩnh vực BĐS và những bài toán khó xử lý lúc này, nguy cơ nợ xấu có thể “phình” lên.
Các chuyên gia dự báo nợ xấu của hệ thống ngân hàng sẽ đạt đỉnh vào cuối năm 2023 hoặc đầu năm 2024 do tỉ lệ nợ xấu mở rộng chưa đạt đỉnh, lượng lớn trái phiếu doanh nghiệp sắp đáo hạn, đặc biệt là trong quý 3 năm 2023, quý 2 và 4 năm 2024 cùng với đó là sự bất định của các điều kiện vĩ mô.
Các ngân hàng tập trung vào bán lẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ ghi nhận nợ xấu tăng mạnh từ cho vay mua nhà, ô tô cũng như từ các khoản vay chủ đầu tư bất động sản, theo VIS Rating.
Thống đốc yêu cầu lãnh đạo Eximbank khẩn trương xác minh vụ việc, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của khách hàng và ngân hàng liên quan đến vụ việc nợ xấu đang gây xôn xao dư luận.
Số liệu từ cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị nghiên cứu độc lập đều phản ánh tỉ lệ nợ xấu tăng cao hơn trong quý 2-2024, khi doanh nghiệp và cá nhân vẫn gặp khó trong việc trả nợ.
Nợ xấu đang trở thành vấn đề nan giải với nhiều ngân hàng trong bối cảnh kinh tế khó khăn và thiên tai diễn biến phức tạp. Với tỷ lệ nợ xấu gia tăng, các ngân hàng đang chịu áp lực phải tăng cường trích lập dự phòng, đồng thời gặp khó khăn trong việc thu hồi tài sản đảm bảo.
Với tỷ lệ nợ xấu gia tăng, các ngân hàng đang chịu áp lực phải tăng cường trích lập dự phòng, đồng thời gặp khó khăn trong việc thu hồi tài sản đảm bảo.