Trước những yêu cầu bảo vệ môi trường ngày càng nghiêm ngặt, chặt chẽ và để phù hợp với lộ trình Uông Bí trở thành đô thị loại I vào năm 2030, Công ty Nhiệt điện Uông Bí đang gấp rút triển khai các bước của dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý khí thải cho Nhà máy với tổng giá trị lên tới 1.400 tỷ đồng.
Những năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiêp sản xuất điện trên địa bàn đã đóng góp to lớn, quan trọng vào sự phát triển của tỉnh. Do vậy, việc đồng hành cùng các doanh nghiệp sản xuất điện là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh, nhất là trong bối cảnh sản lượng điện sản xuất sụt giảm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và sự gia tăng mạnh mẽ của điện mặt trời.
Đội Bảo vệ và PCCC của Công ty CP Nhiệt điện Quảng Ninh hiện có 40 thành viên. Nhiều năm nay, họ là lực lượng nòng cốt trong công tác PCCC tại Công ty và tham gia rất tích cực hoạt động chữa cháy tại địa phương.
Kiên trì thực hiện thành công phương châm “3 trước, 4 tại chỗ”, dự phòng tích cực, chủ động, từ xa, từ sớm, từ cơ sở, Quảng Ninh luôn giữ vững vùng xanh an toàn, qua đó bảo vệ sức khoẻ nhân dân, cùng với đó giúp cho kinh tế - xã hội phát triển khá ổn định.
Năm 2021, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã làm nhu cầu sử dụng điện suy giảm, giá thị trường giảm sâu, nguyên vật liệu đầu vào tăng. Song với quyết tâm hoàn thành kế hoạch được giao, các nhà máy nhiệt điện đã đồng bộ các giải pháp từ công tác quản trị doanh nghiệp, quản lý vận hành, công tác chào giá bán điện… Đến hết tháng 10, các nhà máy nhiệt điện đều có sự tăng trưởng ấn tượng so với cùng kỳ năm 2020.
Năm 2021, Công ty CP Nhiệt điện Thăng Long được giao sản xuất 3,6 tỷ kWh điện, tăng 10% so với năm 2020. Trừ lượng điện đáp ứng vận hành tại chỗ, Công ty phải sản xuất 90% sản lượng điện cung ứng cho lưới điện quốc gia.
Hưởng ứng phong trào thi đua “CNVCLĐ nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” do Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động, Công đoàn Công ty CP Nhiệt điện Quảng Ninh đã phối hợp cùng chuyên môn tích cực triển khai, thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế, đồng thời, phát huy vai trò của CNVCLĐ, phấn đấu hoàn thành kế hoạch năm 2021.
Nhắm tăng cường sản xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cho các nhà máy nhiệt điện, các đơn vị ngành Than đang ra sức thi đua lao động để sản xuất thật nhiều than.
Chiều 3/6, đồng chí Cao Tường Huy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh, làm việc với đại diện các nhà máy nhiệt điện về tình hình hoạt động, các khó khăn vướng mắc và giải pháp tháo gỡ để phục vụ nhu cầu sử dụng điện của nhân dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Để đảm bảo mục tiêu cung cấp than cho nhiệt điện khi mùa nắng nóng đang đến gần, TKV đang tích cực chỉ đạo các đơn vị thành viên tập trung sản xuất, huy động tối đa các nguồn than để phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện.
Quảng Ninh hiện là một trong những trung tâm Nhiệt điện lớn của cả nước, gồm 7 nhà máy Nhiệt điện, với tổng công suất 5.750 MW. Nhằm đảm bảo cung cấp đủ điện cho nền kinh tế, nhất là trong các tháng cao điểm nắng nóng, các Công ty Nhiệt điện trên địa bàn đã và đang phối hợp chặt chẽ với ngành than, đảm bảo than cho các nhà máy, đồng thời duy trì vận hành ổn định các tổ máy để huy động công suất tối đa.
Đối với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), cùng với hoạt động sản xuất kinh doanh chính là khai thác, chế biến than - khoáng sản, TKV còn định hướng chiến lược phát triển kinh doanh đa ngành trên nền công nghiệp than.
Theo phương án rà soát quy hoạch điện VIII của Bộ Công Thương, năm 2045, tỷ trọng điện than trong tổng công suất các nguồn điện sẽ giảm về 9,6%, còn năng lượng tái tạo tăng dần và đạt hơn 50%.
Để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng của tỉnh, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, các nhà máy nhiệt điện trên địa bàn tỉnh đã chủ động các phương án vận hành, đưa các tổ máy hoạt động hết công suất khả dụng.
Sáng 21/6, UBND tỉnh làm việc với lãnh đạo 7 doanh nghiệp sản xuất nhiệt điện về dự toán thu nộp NSNN năm 2022; làm việc với các sở, ngành liên quan và lãnh đạo các doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn tỉnh về các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2022.