Sân khấu "Cô gái Gen Z" của Han Sara bị chê phản cảm, từ đó làm nảy sinh những tranh cãi xung quanh việc làm mới ca khúc cũ đã quá nổi tiếng, gắn liền với các thời kỳ lịch sử.
Sau khi dịch bệnh được kiểm soát, nhiều nghệ sĩ Việt bắt đầu trở lại đường đua nhạc Việt. Bên cạnh những ca khúc mang đậm tinh thần sáng tạo, dấu ấn cá nhân, nhiều ca khúc vẫn không tránh khỏi những tranh cãi.
Viết tắt tên bài hát để tạo hashtag trên mạng xã hội là trào lưu phổ biến ở Vpop trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, việc này dễ dẫn đến tình huống phản cảm, gây tranh cãi.
Thế hệ Gen Z (những người sinh từ năm 2000 trở đi) đưa người nghe nhạc đến những cung bậc cảm xúc đa dạng, vừa xưa, vừa hiện đại, vừa quen thuộc nhưng đầy lạ lẫm.
Năm 2022 đánh dấu sự sôi động trở lại của âm nhạc Việt Nam khi hàng loạt sản phẩm được phát hành theo nhiều hình thức, thể loại khác nhau kéo theo sự nổi lên của nhiều gương mặt mới. Tuy có nhiều điểm sáng nhưng năm 2022 vẫn tồn tại những ca khúc với ca từ vô nghĩa, MV không phù hợp thuần phong mỹ tục khiến khán giả thất vọng.
See tình của Hoàng Thùy Linh phủ sóng ở nhiều quốc gia, nhen nhóm kỳ vọng nhạc Việt bùng nổ hơn ở quốc tế, thậm chí trở thành hiện tượng. Sự phát triển của những nền tảng mạng xã hội cũng góp phần giúp sản phẩm âm nhạc của Việt Nam vang xa.
Việc cover (hát lại) một ca khúc nổi tiếng là không mới. Nhưng cái mới của cover hiện nay (còn gọi cover thông minh) là làm nên một ca khúc hoàn toàn mới so với bản gốc.