Đến sáng ngày 11/8, chuỗi lây nhiễm liên quan nhà thuốc số 95 Láng Hạ (Đống Đa, Hà Nội) đã ghi nhận tới 117 ca dương tính SARS-CoV-2, là chùm ca bệnh lớn thứ hai tại Hà Nội hiện nay (chỉ sau chùm ho sốt thứ phát).
Hiện Quảng Ninh có 1 cơ sở sản xuất dược, 11 doanh nghiệp kinh doanh dược và 624 cơ sở kinh doanh thuốc tân dược, tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị. Là mặt hàng được người dân tiêu thụ khá nhiều, bởi vậy, các cơ quan chức năng của tỉnh luôn chú trọng kiểm soát chất lượng thuốc tân dược để đảm bảo sức khỏe, an toàn cho người dân.
Hơn chục năm nay, các nhà thuốc, quầy thuốc trên địa bàn Quảng Ninh đều thực hiện nghiêm quy định đạt chuẩn “Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc” (GPP). Việc thực hiện chuẩn này góp phần không nhỏ trong đảm bảo trật tự cho thị trường thuốc tân dược trên địa bàn, giúp người dân được tiếp cận với nguồn thuốc đảm bảo chất lượng.
Cục Quản lý Dược yêu cầu Sở Y tế các địa phương xử lý nghiêm các vi phạm bán thuốc Molnupiravir tại nhà thuốc, đặc biệt các trường hợp kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc, tăng giá thuốc bất hợp lý.
Để tạo điều kiện cho người dân có thể chủ động xét nghiệm nhanh Covid-19, ngành y tế đã có văn bản đề nghị các đơn vị cung ứng dược phẩm trên địa bàn tỉnh triển khai bán rộng rãi các loại test nhanh được Bộ Y tế cấp phép.
Sau khi bị xử phạt vì bán thuốc kê đơn tràn lan, nhiều hiệu thuốc trên địa bàn TP Hà Nội lại “ngựa quen đường cũ”, tiếp tục bán thuốc mà không yêu cầu người dân phải có đơn thuốc.
Theo Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, hiện nay vẫn bảo đảm cung ứng đủ thuốc chứa hoạt chất Oseltamivir chữa cảm cúm ra thị trường nên người dân đừng quá hoang mang, mua thuốc để dự trữ. Cơ quan quản lý sẽ xử phạt đơn vị có hành vi lợi dụng, tăng giá.
Đoàn kiểm tra đã phát hiện 17 cơ sở có các hành vi vi phạm. Cục Quản lý Dược đã xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển thông tin vi phạm đến các cơ quan chức năng để xử lý theo thẩm quyền.