Gia đình ông Nguyễn Khắc Khiển (Hà Nội) thuộc diện thu nhập thấp, chưa có nhà ở. Ông muốn mua lại nhà ở xã hội tại dự án khu đô thị Tứ Hiệp, vậy ông có phải đóng 2% tiền sử dụng đất không?
Ông Ngô Thế Duy là công nhân viên, đã lập gia đình và đăng ký hộ khẩu ở TPHCM. Hiện ông có nhu cầu mua nhà ở xã hội, nhưng không biết thông tin gì về các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn TPHCM. Ông Duy đề nghị cơ quan chức năng hỗ trợ ông thông tin về vấn đề này (có thể mua ở đâu, giá như thế nào…).
Thiết thực chào mừng 59 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh 30/10 (1963-2022), tới đây, tỉnh Quảng Ninh sẽ tổ chức khánh thành và khởi công chuỗi dự án quan trọng. Đây là những dự án gắn liền với chiến lược, kế hoạch phát triển dài hạn của tỉnh, mục tiêu vì hạnh phúc nhân dân.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 33/NQ-CP, ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững; trong đó đề xuất triển khai Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng để hỗ trợ nguồn vốn cho phát triển nhà ở xã hội.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, đến tháng 12/2023, cả nước đã có 475 dự án nhà ở xã hội dành cho đối tượng thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp với quy mô 432.698 căn đã hoàn thành và triển khai đầu tư xây dựng.
Từ 1/1/2022, người dân có thể mở thẻ ngân hàng bằng hình thức online; Doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài phải ký quỹ 2 tỷ đồng; Quy định mới về kinh doanh xăng dầu… là một những chính sách về kinh tế đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 1/2022.
Ông Bùi Minh Thắng (Đồng Tháp) là thương binh 3/4, tỷ lệ thương tật 51%. Năm 2003, ông đến UBND xã đề nghị hỗ trợ xây nhà theo đối tượng người có công với cách mạng và được trả lời, để xem xét lại. Năm 2005, do nhà ở xuống cấp trầm trọng, ông Thắng đã vay ngân hàng để xây nhà.
Dự án Khu nhà ở xã hội thuộc khu dân cư đồi Ngân Hàng, phường Hồng Hải và phường Cao Thắng, thành phố Hạ Long đang triển khai được kỳ vọng sẽ đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên khi sự quan tâm của người dân về nhà ở xã hội càng lớn thì các chiêu thức lừa đảo, cò mồi ăn chênh lệch ngày càng nhiều, gây nhiễu loạn thông tin, hoang mang cho người dân.
Phát triển nhà ở cho công nhân lao động ngành Than, khu công nghiệp và nhà ở cho lao động có thu nhập thấp là một trong các chủ trương mà tỉnh Quảng Ninh đặc biệt quan tâm. Với những nỗ lực trong công tác quy hoạch chuẩn bị mặt bằng, thúc đẩy các thủ tục đầu tư đến nay trên địa bàn tỉnh có 3 dự án nhà ở xã hội đang được triển khai xây dựng dự kiến đến cuối năm 2023 sẽ cơ bản hoàn thành. Như vậy Quảng Ninh sẽ có 1.600 căn nhà ở xã hội.
Quảng Ninh là một trong những địa phương đi tiên phong trong việc triển khai dự án nhà ở xã hội. Tuy nhiên thực tế cho thấy còn nhiều rào cản khiến công nhân, người lao động, người có thu nhập thấp tại địa phương vẫn chưa thể tiếp cận được với nhà ở xã hội.
Chiều 19/7, tại TP Hạ Long, Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023 do đồng chí Nguyễn Thúy Anh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Quảng Ninh.
Ngày 10/8, đồng chí Cao Tường Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra tiến độ một số dự án nhà ở xã hội tại địa bàn TP Hạ Long. Cùng đi có đại diện lãnh đạo các sở, ngành và địa phương liên quan.
Xây dựng và phát triển nhà ở xã hội là một chủ trương rất kịp thời nhằm đảm bảo cuộc sống ổn định cho người dân có thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh, nhất là người lao động ở các khu kinh tế, khu công nghiệp. Mặc dù các cấp, ngành và doanh nghiệp đã đặt quyết tâm cao để phát triển mảng nhà ở này theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ; song, quá trình triển khai thực hiện lại gặp không ít khó khăn dẫn đến tình trạng cung chưa thể đuổi kịp cầu.