Những năm qua, tỉnh luôn quan tâm chăm lo cho gia đình người có công với cách mạng. Trong đó hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở cho gia đình người có công, Quảng Ninh có chính sách rất riêng.
Thực hiện tiêu chí nhà ở dân cư trong xây dựng NTM, các cấp, ngành, đơn vị trên địa bàn Quảng Ninh đã cùng chung tay, góp sức vào nhiều dự án, chương trình xây dựng nhà ở giúp các hộ nghèo an cư lạc nghiệp, ổn định cuộc sống.
Nhiều năm nay, hàng chục hộ dân tại tổ 1, khu 13, phường Mông Dương (TP Cẩm Phả) luôn phải sống trong tâm trạng lo lắng, bất an bởi nhà ở và các công trình kiến trúc bị nứt, sụt lún chưa rõ nguyên nhân. Thực hiện chỉ đạo của tỉnh, TP Cẩm Phả phối hợp với các Sở, ngành chức năng và đơn vị liên quan vào cuộc, tìm hiểu nguyên nhân để giải quyết dứt điểm những kiến nghị của người dân.
Từ nhiều năm qua, xây nhà ở cho công nhân lao động luôn là vấn đề nóng không chỉ của Quảng Ninh nói riêng mà của cả nước nói chung. Ngày 8/8/2022, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ra quyết định về việc phê duyệt Đề án phát triển nhà ở cho công nhân, lao động ngành Than, khu công nghiệp. Chăm lo nhà ở cho công nhân lao động không chỉ đảm bảo công tác an sinh xã hội góp phần giúp người lao động an cư lạc nghiệp mà còn thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, lao động có kỹ năng về làm việc, sinh sống.
Hằng năm, trong những giải pháp điều hành sản xuất kinh doanh, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) luôn quan tâm nâng cấp các chỉ tiêu về thu nhập, đời sống, tinh thần, việc ăn, ở, đi lại cho người lao động ngành than. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến những kế hoạch chăm lo nhà ở cho thợ mỏ. Điều này giúp thợ mỏ an cư lạc nghiệp, gắn bó lâu dài với ngành than.
Một số đơn vị, trong đó có Công ty CP Than Vàng Danh, công ty than Nam Mẫu đang ưu tiên nguồn lực đầu tư công trình tập thể kiểu mẫu với tiện nghi đầy đủ, khép kín, đáp ứng tốt nhất nhu cầu sinh hoạt cho công nhân mỏ. Đây là một trong những giải pháp hiệu quả các công ty thu hút và giữ chân người lao động.
Ngày 31/7, Thường trực Tỉnh ủy họp giao ban tuần để nghe và cho ý kiến tình hình triển khai Đề án phát triển nhà ở cho công nhân, lao động ngành than, khu công nghiệp, lao động thu nhập thấp và việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện một số chỉ tiêu liên quan tới giải quyết 20.000 việc làm mới, 50.000 chỗ ở tái định cư, trên 70% tỷ lệ hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sạch đáp ứng Quy chuẩn Việt Nam 02:2009 Bộ Y tế theo Nghị quyết số 12 của Tỉnh ủy.
Là địa bàn kinh tế trọng điểm của khu vực phía bắc và cả nước, Quảng Ninh thu hút nhiều công nhân lao động đến từ các tỉnh, thành phố khác đến sinh sống và làm việc. Vì thế, việc chăm lo, xây dựng nhà ở cho người lao động là một trong những giải pháp để người lao động an cư lạc nghiệp, yên tâm gắn bó lâu dài.
Sau hơn 2 năm đầu tư, xây dựng, Dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp đầu tiên trên địa bàn tỉnh tại Khu dân cư đồi Ngân hàng, TP Hạ Long đã cơ bản hoàn thành, chuẩn bị bàn giao cho người dân, đáp ứng nhu cầu về nhà ở của nhân dân.
Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách để lĩnh vực nhà ở ngày càng phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của công nhân, người lao động, nhất là người lao động làm việc tại các KCN trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến toàn tỉnh để nghe và cho ý kiến về Đề án phát triển nhà ở cho công nhân, lao động ngành than, khu công nghiệp; thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, lao động có kỹ năng về làm việc, sinh sống tại Quảng Ninh.
Vấn đề về nhà ở xã hội, nhà ở cho người nghèo... luôn được tỉnh quan tâm trong những năm qua. Điều này đã giúp cho nhiều người ổn định cuộc sống, tập trung phát triển kinh tế gia đình.
Ngày 17/5, BTV Tỉnh ủy họp nghe và cho ý kiến về Đề án phát triển nhà ở cho công nhân, lao động ngành than và khu công nghiệp; thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, lao động có kỹ năng về làm việc sinh sống tại Quảng Ninh cùng nhiều nội dung quan trọng.
Hằng năm, trong những giải pháp điều hành sản xuất kinh doanh, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam luôn quan tâm nâng cấp các chỉ tiêu về thu nhập, đời sống, tinh thần, việc ăn, ở, đi lại cho người lao động ngành than.