Từ 11 ngôi nhà cổ , xã Quan Lạn giờ chỉ còn lại 3. Sự biến mất nhanh chóng của những ngôi nhà cổ đang đặt ra yêu cầu bảo tồn cấp bách, để gìn giữ những giá trị quý báu cho thế hệ mai sau.
Mặc dù trải qua nhiều biến thiên, thăng trầm của lịch sử, thời gian và sự tác động của đời sống đương đại nhưng người Hà Nam vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống của cha ông xưa, tiêu biểu trong số đó là những căn nhà cổ với lối kiến trúc độc đáo.
Văn hóa truyền thống của người Sán Chỉ được phản ánh qua hệ thống các lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, văn thơ, trang phục và kiến trúc... Đối với lớp người già, nhà không chỉ đơn thuần là nơi sinh sống, mà nó còn chứa đựng nhiều ý nghĩa văn hóa, đại diện cho một cộng đồng dân tộc. Nơi mà ở đó họ sống có quy tắc, có không gian riêng, mỗi không gian lại gắn liền với một văn hoá ứng xử khác nhau.
Xác định nhà truyền thống là di sản quý báu cần được giữ gìn và truyền lại cho thế hệ mai sau, huyện Bình Liêu đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tư vấn, hỗ trợ các hộ dân bảo tồn những nếp nhà truyền thống. Đây cũng là nhiệm vụ quan trọng nhằm hiện thực hóa các đề án xây dựng mô hình làng văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện.
Gần đây, thôn Khe Lục, xã Đại Dực (huyện Tiên Yên) trở thành một điểm đến "hot" của lữ hành, du khách với cảnh đẹp nếp nhà cổ người Sán Chỉ, các hoạt động văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là khởi đầu ấn tượng, góp phần thúc đẩy du lịch cộng đồng dựa trên phát huy giá trị văn hóa truyền thống người Sán Chỉ.
Là không gian văn hóa gắn với đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân, những ngôi nhà truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Ninh còn thể hiện quan niệm về vũ trụ, nhân sinh và niềm tin trong cuộc sống… Đáng buồn là những ngôi nhà này đang dần biến mất và rất cần phải được khoanh vùng bảo vệ “khẩn cấp” cho mục tiêu bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch.