Đến với huyện miền núi Bình Liêu vào những ngày cuối thu đầu đông ngoài việc được đắm chìm trong không gian trong lành, thơ mộng ướp vàng màu lúa chín của bản làng, du khách còn được hòa mình vào nhịp sống của bà con người Dao Thanh Phán, tìm hiểu nét đẹp văn hóa trong đời sống sinh hoạt của họ.
Những năm qua được sự quan tâm của các cấp chính quyền, đời sống vật chất và tinh thần của người Dao ở Quảng Ninh đã có nhiều thay đổi, cùng với đó là nhiều nét văn hóa độc đáo được gìn giữ và phát huy, trong đó có phong tục đón Tết.
Tết không chỉ là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp, quây quần bên nhau, gắn chặt tình đoàn kết giữa những người trong dòng họ, thôn xóm mà còn thể hiện sự thành kính của mình thông qua các nghi lễ thờ cúng tổ tiên. Phong tục cúng Tết của người Dao luôn đậm sắc màu văn hóa và đầy sức cuốn hút làm rộn ràng thêm không khí ngày xuân.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, người Dao Thanh Phán xã Kỳ Thượng, TP Hạ Long lại tổ chức Tết nhảy, một nghi lễ truyền thống lớn nhất của các dòng họ. Tết nhảy không chỉ diễn ra các điệu múa sôi động mà còn hội tụ những giá trị nhân văn trong đời sống cộng đồng người Dao, thể hiện tấm lòng thành kính đối với tổ tiên nguồn cội.
“Sóng Mun” của người Dao huyện Hải Hà, hiện nay không chỉ tổ chức riêng lẻ tại các bản làng mà đã trở thành lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, nhiều phong tục tập quán tốt đẹp của người dân đã được khôi phục và bảo tồn. Qua đó từng bước đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, thu hút du khách đến với địa phương, đồng thời góp phần thực hiện có hiệu quả chủ đề công tác năm 2024 về “Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; phát triển văn hóa, con người giàu bản sắc Quảng Ninh”.
Chạy dọc theo cung đường biên giới tới xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, tới Sông Moóc, từ cánh đồng đến những tuyến đường nội thôn, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ Dao Thanh Phán trong sắc áo truyền thống sặc sỡ với chiếc mũ đỏ cao nhấp nhô. Đây chính là điểm độc đáo riêng có của Bản Sông Mooc khi nơi đây người Dao Thanh Phán chiếm gần như 100% số dân sinh sống. Bản Sông Moóc có thể coi là “bảo tàng thu nhỏ” sống động về con người, cuộc sống, phong tục tập quán của người Dao.
Huyện Ba Chẽ hiện có 14 dân tộc anh em cùng cư trú, trong đó có 80% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số như Dao, Sán Chay, Tày, Hoa, Nùng, Mường, Thái... Người Dao ở Ba Chẽ có 3 nhóm là: Thanh Y, Thanh Phán, Lô Gang chiếm 45,2%.
Gần 6 năm gắn bó với du lịch, anh Lý Văn Vinh, quản lý homestay A Dào (xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu) không ngừng nỗ lực học hỏi nâng cao các kỹ năng phục vụ và kiến thức để mang tới hình ảnh du lịch chuyên nghiệp cho bản người Dao Phạt Chỉ nơi đây.
Người Dao sống ở hầu khắp các huyện, thị trên địa bàn tỉnh, nhưng ở huyện Ba Chẽ họ đông đúc hơn cả. Truyền thống gia đình trong cộng đồng người Dao ở Ba Chẽ cũng rất cao.
Đại hội TDTT tỉnh lần thứ IX năm 2021 - 2022 là nơi tập trung các VĐV giỏi, tinh nhuệ nhất của các địa phương. Giành HCV đã khó, ấy vậy mà cô gái trẻ người Dao Trưởng Mành Trang (Hải Hà) đã giành cú đúp HCV.
Mùa xuân mới đang về trên khắp các thôn, bản của Quảng Ninh. Khi đất trời chuyển mình đón những cơn gió lạnh, cũng là lúc đồng bào dân tộc Dao Thanh Y huyện Tiên Yên chuẩn bị mọi thứ thật chu đáo để đón một năm mới với những nét riêng và vô cùng độc đáo.
Ở Giải bơi - lặn vô địch các nhóm tuổi Quốc gia cuối tháng 5/2023 vừa qua, Quảng Ninh đã trình làng một VĐV trẻ, triển vọng khi giành 8 HCV, phá 7 kỷ lục Quốc gia nhóm tuổi trong 8 nội dung tham gia. Gương mặt trẻ gây chú ý đó là VĐV Triệu Thị Uyên (Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh).