Du lịch nội tỉnh mở cửa trở lại sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát tại Quảng Ninh, bên cạnh những điểm đến vốn nổi tiếng, du khách có xu hướng đến những nơi còn hoang sơ vừa tránh tập trung đông người lại vừa có được trải nghiệm mới lạ, khác biệt.
Từ khai thác tự nhiên, các sản phẩm ốc và nhuyễn thể ở Ngọc Vừng được quan tâm phát triển quy củ hơn. Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu, phát triển bền vững cho sản phẩm này còn gặp nhiều khó khăn.
Tháng 7 là mùa hè nóng nực của nắng, gió, của mưa bão, cũng là mùa moi biển về. Xã đảo Ngọc Vừng (Vân Đồn) lại tất bật những bóng người đẩy te trên bãi, tàu thuyền tấp nập vươn khơi đánh moi. Sự vất vả, những giọt mồ hơi mặn chát đem về vị ngọt cho đặc sản moi biển Ngọc Vừng.
Nằm ở phía Đông Nam, cách huyện đảo Vân Đồn khoảng 40km, Ngọc Vừng không chỉ được thiên nhiên ưu đãi cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, mà còn lưu giữ nhiều dấu ấn lịch sử, văn hóa rất đáng để du khách khám phá.
Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), những con đường cỏ dại mọc um tùm trước đây ở xã đảo Ngọc Vừng (huyện Vân Đồn), giờ trở thành những tuyến đường hoa đẹp đẽ, tô điểm cho cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp của địa phương.
Giao thông hiện đại, thông thoáng là tiền đề rất tốt để Quảng Ninh tăng tốc, bứt phá về kinh tế, chăm lo an sinh xã hội. Muôn nẻo đường xuân cũng là chủ đề của chương trình Radio Quảng Ninh giờ cao điểm hôm nay
Ngày 26/9, đồng chí Cao Tường Huy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ngành liên quan đã đi khảo sát Quần thể di tích quốc gia Thương cảng Vân Đồn và việc lập điều chỉnh quy hoạch phân khu khu vực đảo Ngọc Vừng tại KKT Vân Đồn.
Theo tích xưa, xã đảo Ngọc Vừng (huyện Vân Đồn) có cảnh đẹp tự nhiên, trù phú, giàu tài nguyên biển. Mỗi đêm, khi tàu bè đi qua vùng biển đảo này thì trai ngọc ở đảo phát sáng cả một vùng. Điều thú vị là ngày nay người dân Ngọc Vừng cũng đã biết biến tài nguyên, giá trị đó thành "ngọc", cho đời sống sung túc hơn.
Những năm tháng hào hùng, những chiến công trong kháng chiến đã tiếp thêm sức mạnh để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã đảo Ngọc Vừng (huyện Vân Đồn) trong sự nghiệp dựng xây và phát triển địa phương.
Từ nguồn nguyên liệu dồi dào, mắm tép từ đặc sản tép tươi Ngọc Vừng nức tiếng, đã được đã cải tiến quy trình, chắt lọc tinh hoa nghề, đầu tư chế biến thành sản phẩm OCOP tiện dụng, chất lượng. Đây là sản phẩm OCOP đầu tiên của xã đảo cũng là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển sản xuất của địa phương.