Trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt thì am chùa Ngọa Vân có vị trí đặc biệt quan trọng bởi nơi đây chính là điểm dừng chân cuối cùng trong cuộc đời tu hành của Đức Vua- Phật hoàng Trần Nhân Tông. Hành hương về Ngọa Vân vào mùa đông có những thú vị và hấp dẫn riêng...
Khu di sản nhà Trần với 14 điểm di tích lớn, nằm rải rác ở khu vực đồi núi phía Bắc có cảnh quan tự nhiên xanh tươi, đẹp mắt là tiềm năng lớn trong phát triển du lịch văn hoá tâm linh của Đông Triều...
Hệ thống các di tích nhà Trần tại Quảng Ninh chính là một phần quan trọng trong “bức tranh” đời sống, văn hóa, kinh tế đời nhà Trần mà các thế hệ hiện nay và mai sau đều muốn tìm hiểu, khám phá.
Nếu như Yên Tử là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông tu hành, thuyết pháp, độ tăng, thì Ngọa Vân chính là nơi Ngài nhập Niết bàn, hóa Phật. Vì vậy, Ngọa Vân được coi là “thánh địa” của thiền phái Trúc Lâm - đây là một trong 14 điểm di tích quan trọng thuộc khu di tích nhà Trần tại Đông Triều được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt vào năm 2013.
Giá trị của Ngọa Vân là tổng hòa của ba giá trị cốt lõi nổi bật: tâm linh, thiên nhiên, văn hóa-lịch sử. Các giá trị cốt lõi này hòa quyện vào nhau, nâng tầm cho nhau mang lại nhiều cơ hội để phát triển du lịch gắn với văn hóa. Dưới chân Ngọa Vân giờ đây đã hình thành tổ hợp dịch vụ lưu trú, ẩm thực mang đặc trưng của vùng di tích.
Đỉnh Ngọa Vân nằm trên núi Bảo Đài thuộc dãy núi Yên Tử trong cánh cung Đông Triều. Do nằm trong cánh cung Đông Triều, phía Bắc được che chắn bởi núi Vây Rồng cho nên khi hơi ẩm từ biển thổi vào bị núi Vây Rồng chặn lại ngưng tụ thành mây, khiến cho sườn núi phía Nam của núi Vây Rồng, trong đó có đỉnh Ngọa Vân quanh năm mây phủ, tạo nên khung cảnh mờ ảo, pha chút huyền bí. Vì vậy, nơi đây được gọi là Ngọa Vân.
Ngày 30/1 (tức ngày 9 tháng Giêng), Lễ khai hội xuân Ngọa Vân đã diễn ra tại TX Đông Triều. Sau 3 năm bị gián đoạn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm nay, Lễ hội xuân Ngọa Vân được tổ chức trở lại với đầy đủ cả phần lễ và phần hội.
Mùa xuân là mùa của lễ hội, tham quan, chiêm bái các danh lam, thắng cảnh, chùa chiền, di tích lịch sử… Đã thành truyền thống, nét đẹp văn hoá cứ vào dịp Tết Nguyên đán là người dân trên khắp mọi miền của Tổ quốc lại dành thời gian để đi trẩy hội mùa xuân.
Trong 3 tháng mùa xuân, trên địa bàn TX Đông Triều diễn ra 2 lễ hội truyền thống quy mô cấp huyện là Lễ hội xuân Ngọa Vân, Lễ hội Thái Miếu và gần chục lễ hội quy mô cấp xã. Vì vậy, thị xã đã chỉ đạo từ sớm các xã, phường, các thôn, khu phố xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động lễ hội đảm bảo an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và đúng quy định của pháp luật.
Miễn phí vé cáp treo Ngọa Vân nhân kỷ niệm 716 năm Phật hoàng nhập Niết bàn; Hải Phòng: Động thổ dự án 55 triệu USD tại Khu công nghiệp Nam Đình Vũ; Thái Nguyên quảng bá, xúc tiến du lịch tại Hải Dương
Tết đến, Xuân về cũng là mùa của các lễ hội. Như một nét đẹp truyền thống dịp đầu xuân, người dân thường tham gia trẩy hội, tham quan, chiêm bái các danh lam, thắng cảnh, chùa chiền, di tích lịch sử... Mùa xuân Ất Tỵ 2025 này cũng vậy, cùng với các lễ hội trong cả nước, tỉnh Quảng Ninh cũng đang chỉ đạo các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan chuẩn bị chu đáo hoạt động vui xuân, lễ hội, sẵn sàng đón du khách gần xa đến tham quan, chiêm bái.
Về với đất Phật, khách hành hương có những trải nghiệm thú vị về lịch sử quá trình tu của Phật hoàng Trần Nhân Tông, cảnh đẹp thiên nhiên đất trời, là nơi khởi nguồn cho những cảm xúc tươi mới.
Dịp đầu Xuân, Khu di tích Quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều thuộc địa phận các xã An Sinh, Tràng An, Bình Khê, Thủy An cũng đón hàng chục ngàn lượt du khách thập phương về thăm quan, chiêm bái, lễ Phật. Địa phương cũng đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để du khách có những trải nghiệm tốt nhất, định hướng kết nối phát triển du lịch, phát huy giá trị khu di tích này.