Làng nghề mây tre đan ở xã Đông Hải, huyện Tiên Yên tuy hình thành chưa lâu song cũng đang dần khẳng định chỗ đứng trên thị trường, tạo công ăn việc làm cho người dân.
Chiều 28/3, tại Bảo tàng Quảng Ninh diễn ra chương trình tìm hiểu, trải nghiệm, hướng nghiệp nghề truyền thống cho hơn 400 học sinh khối lớp 6 Trường THCS Trọng Điểm (TP Hạ Long).
Làng nghề, nghề truyền thống có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo và đem lại thu nhập cho người dân. Dưới tác động của cuộc sống hiện đại, việc bảo tồn các nghề truyền thống càng trở nên cần thiết hơn khi nhiều nghề chế tác các sản phẩm thủ công đang đứng trước nguy cơ mai một.
Để hiểu thêm chuyện làm nghề, tìm hiểu câu chuyện đang diễn ra với nghề đan thuyền nan truyền thống ở Hưng Học, phóng viên Trung tâm Truyền thông Quảng Ninh đã có cuộc trò chuyện với Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Văn Giót.
Nghề truyền thống không chỉ mang giá trị kinh tế mà còn đóng góp vào bức tranh văn hóa của địa phương. Tại Quảng Ninh hiện cũng có nhiều nghề và làng nghề truyền thống mang đậm nét văn hoá bản địa, góp phần quan trọng tạo công ăn việc làm, hiệu quả kinh tế phục vụ đời sống nhân dân.
Từ hơn 30 năm nay, tiệm bánh nhỏ của gia đình bà Lê Thị Kim Thùy (nằm ngay cạnh chợ thị trấn Tiên Yên, huyện Tiên Yên) ngày ngày vẫn đỏ lửa, cho ra những mẻ bánh chả thơm ngon. Từ căn bếp nhỏ của bà Thùy, nghề làm bánh chả của Tiên Yên đang được gìn giữ, trao truyền và phát triển, trở thành nét đẹp văn hóa ẩm thực đặc sắc nơi vùng đất ngã ba sông.
Sáng 10/1, UBND huyện Cô Tô phối hợp với Công ty TNHH Nghiên cứu và đầu tư S&D tổ chức công bố văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Nước mắm Cô Tô - Quảng Ninh”.