Những nghệ nhân của làng suốt đời luôn tiếp nhận, gìn giữ, sáng tạo và tiếp tục truyền dạy cho thế hệ mai sau những nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc mình.
Với sự tâm huyết, tình yêu đối với các giá trị văn hóa dân gian mà cha ông để lại và không để bản sắc văn hóa của làng bản bị lãng quên theo thời gian, bà Chìu Thị Lan vẫn ngày đêm miệt mài gìn giữ nét văn hóa của dân tộc bằng sự trân trọng nâng niu. Thế hệ trẻ trong bản nói riêng và xã Quảng Sơn nói chung luôn cảm phục tấm lòng hết mình vì nền văn hóa dân tộc của bà Chìu Thị Lan, hy vọng “nghệ nhân của bản” sẽ duy trì ngọn lửa đam mê với văn hóa truyền thống lâu dài.
Nơi các thôn làng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ba Chẽ, các nghệ nhân - những báu vật nhân văn sống có vai trò đặc biệt quan trọng. Mỗi người, mỗi lĩnh vực, mỗi dân tộc khác nhau, nhưng đều chung niềm đam mê, nhiệt huyết, trách nhiệm trong việc gìn giữ, bảo tồn, truyền dạy và phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Sinh ra và lớn lên ở vùng đảo Hà Nam TX Quảng Yên, có mẹ là nghệ nhân hát đúm nổi tiếng tại TX Quảng Yên nên ngay từ nhỏ, nghệ nhân ưu tú Phạm Thị Quyết đã được mẹ dạy hát và những làn điệu hát đúm quê hương cứ ngấm dần, ngấm dần, trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người nghệ sĩ. Cũng từ việc học và trở thành một người trình diễn hát đúm thuần thục, nghệ nhân ưu tú Phạm Thị Quyết đã say mê sưu tầm, bảo tồn loại hình văn hóa văn nghệ dân gian này của địa phương.
Bằng tấm lòng yêu nghề, say mê sáng tạo, nhiều nghệ nhân dân gian người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh vẫn hàng ngày miệt mài bảo tồn nhạc cụ dân tộc; truyền dạy chữ viết, các làn điệu dân ca, thêu thổ cẩm cho thế hệ trẻ. Họ là những người truyền lửa và trực tiếp giảng dạy cho dân làng và con cháu để bảo tồn nét đẹp văn hóa, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, xây dựng cuộc sống văn minh, tiến bộ trong cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Bằng tình yêu, niềm đam mê với văn hóa truyền thống của dân tộc nhiều nghệ nhân người dân tộc Dao Thanh Y trên địa bàn TP Hạ Long vẫn đang hằng ngày miệt mài truyền dạy cho thế hệ sau các làn điệu dân ca, cách thêu may thổ cẩm… Họ là thành phần hết sức quan trọng trong tuyên truyền cho bà con ở các bản làng, thôn, xóm để cùng chung tay bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.
Ở không gian trưng bày tầng 1 Bảo tàng Quảng Ninh có một con thuyền vỏ gỗ với cánh buồm đỏ thắm, mô phỏng lại thuyền ba vách, buồm cánh dơi có thể ngược gió, ngược nước tiến lên phía trước của ngư dân vùng đảo Hà Nam, TX Quảng Yên. Người nắm giữ tri thức, kỹ năng và trực tiếp đóng con thuyền này là Nghệ nhân nhân dân Lê Đức Chắn.
Tôi theo chân bạn tìm đến nhà Nghệ nhân Dân gian Lương Thiêm Phú, 92 tuổi- nổi tiếng là người làm nên những cây đàn tính ở khu Chang Nà, thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu.
Nằm tại bản Mố Kiệc, xã Quảng Sơn, khá xa với trung tâm huyện Hải Hà thế nhưng khi hỏi nhà của bà Chìu Thị Lan bà con trong thôn, bản và nhiều người trong huyện đều biết.
Nơi các thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ba Chẽ, các nghệ nhân – những “báu vật nhân văn sống” có vai trò đặc biệt quan trọng. Mỗi người mỗi lĩnh vực, mỗi dân tộc khác nhau nhưng đều chung niềm đam mê, nhiệt huyết, trách nhiệm trong việc gìn giữ, bảo tồn, truyền dạy, phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Đông Triều là một cái nôi quan trọng của chèo với truyền thống hát chèo, biểu diễn chèo nổi trội. Đây cũng là địa phương đi đầu còn lưu giữ, bảo tồn loại hình nghệ thuật chèo ở Quảng Ninh...
Đam mê học hỏi, tích lũy nét đẹp cổ truyền từ nhỏ đồng thời tích cực truyền dạy các giá trị này cho dân bản, lớp trẻ, tham gia các hoạt động quảng bá giới thiệu văn hóa truyền thống người Dao Thanh Y...bà Trương Thị Đông (xã Bằng Cả, TP Hạ Long) được dân bản yêu quý, gọi là "nghệ nhân của làng bản".
Tiên Yên là vùng đất còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc như Dao, Tày, Sán Chỉ… Người dân nơi đây cũng gìn giữ, duy trì một số nghề thủ công mây, tre đan. Ở thôn Bắc Lù, xã Hà Lâu, ông Kiều Đức Minh, người dân tộc Tày, hiện là nghệ nhân duy nhất trong xã còn giữ được nghề đan mũ lá tre truyền thống.
Những nghệ nhân ở Bình Liêu không chỉ tâm huyết nâng niu, gìn giữ từng điệu then - đàn tính ngọt ngào, đằm thắm mà còn nỗ lực từng ngày trao truyền cho thế hệ trẻ với mong muốn bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống quý báu, lâu đời của quê hương.