Kiên trì mục tiêu coi khoa học và công nghệ là động lực, là “kim chỉ nam” cho sự phát triển bền vững kinh tế-xã hội, Quảng Ninh đã và đang có những giải pháp riêng phù hợp với tiềm năng, lợi thế, điều kiện của địa phương để tận dụng thời cơ cách mạng công nghiệp 4.0 trong phát triển bền vững.
Để có được một sản phẩm OCOP nếu được cho là khó một, thì để giữ được, xây dựng và phát triển trở thành sản phẩm hàng hoá, chiếm lĩnh được thị trường trong nước và vươn xa ra thị trường quốc tế khó gấp nhiều lần. Vì vậy, việc rà soát các sản phẩm đạt sao, các sản phẩm tham gia chu trình đã được tỉnh đặc biệt chú trọng, kiên quyết loại bỏ những sản phẩm OCOP không đảm bảo chất lượng.
Cùng với sự hỗ trợ của các cấp, ngành trong tỉnh, các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất các sản phẩm OCOP đã chủ động đẩy mạnh ứng dụng KHCN vào sản xuất, kinh doanh, góp phần hoàn thiện các tiêu chuẩn sản phẩm, khẳng định thương hiệu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm an toàn, chất lượng.
Từ gà Tiên Yên, trà hoa vàng Ba Chẽ đến ớt chào mào…, những sản phẩm OCOP mang đậm bản sắc vùng cao Quảng Ninh đang từng bước khẳng định chỗ đứng trên thị trường, mang lại sinh kế vững chắc cho đồng bào dân tộc thiểu số. Không chỉ làm thay đổi tư duy sản xuất, chương trình OCOP còn mở ra hướng đi bền vững, giúp người dân tự tin làm kinh tế, vươn lên thoát nghèo, làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương mình.