Trung tâm của bà Ngô Thị Thúy Hằng (Hà Nội) đang trợ giúp pháp lý cho thân nhân 9 liệt sĩ hy sinh năm 1973 tại tỉnh Đồng Tháp, có mộ tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
Sáng 18/6, trước khi khai mạc Kỳ họp thứ nhất, HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026, Đoàn đại biểu của tỉnh và TP Hạ Long do đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, làm Trưởng đoàn, đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ TP Hạ Long và Tượng đài đồng chí Vũ Văn Hiếu, Bí thư Đặc Khu ủy đầu tiên Khu mỏ Quảng Ninh.
Việc xác nhận liệt sĩ không căn cứ vào Giấy chứng tử của UBND cấp xã mà phải căn cứ vào hồ sơ y tế (bệnh án, xác nhận của cơ quan y tế khẳng định thương binh chết do vết thương tái phát).
Khắc ghi công lao to lớn của các thế hệ cha anh đi trước, những năm qua, huyện Bình Liêu luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm lo giúp đỡ các gia đình chính sách, người có công (NCC).
Quảng Ninh hiện có 13.157 người có công (NCC) với cách mạng được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước. Đặc biệt, các chế độ chăm sóc, điều dưỡng, phục hồi sức khỏe cho NCC luôn được ngành Y tế tỉnh quan tâm.
Chiến tranh đã lùi xa theo năm tháng nhưng những dấu tích về một thời đạn bom không chỉ in đậm trong ký ức của những người lính năm xưa, mà còn hằn in trên thân thể họ.
Thực hiện ưu đãi, chăm lo cho người có công (NCC) với cách mạng là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, thể hiện truyền thống đạo lý tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.
Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc “Uống nước nhớ nguồn”, trong những ngày tháng 7 này, hòa cùng cả nước, tuổi trẻ Quảng Ninh đã và đang cùng với các ngành, các cấp trong tỉnh tổ chức nhiều hoạt động “tri ân” ý nghĩa.
Nhân dịp kỷ niệm 74 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 (1947-2021), trong 2 ngày 22-23/7, đồng chí Hoàng Văn Hải, Bí thư Tỉnh Đoàn, đã đến thăm hỏi, động viên các Mẹ Việt Nam Anh hùng, một số thương, bệnh binh và gia đình có công với cách mạng tại TP Hạ Long, Móng Cái và Uông Bí.
Bác Hồ kính yêu luôn dành sự quan tâm đặc biệt với thương binh, liệt sĩ - những người hy sinh tính mạng hay một phần thân thể cho công cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc. Tình cảm của Người biểu hiện sâu sắc truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
Khắc ghi công lao to lớn của các thế hệ đi trước, những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện nhiều việc làm thiết thực, ý nghĩa chăm lo các gia đình chính sách, người có công với cách mạng.
“Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây”, “Đền ơn đáp nghĩa” là đạo lý, là truyền thống nhân văn sâu sắc, tốt đẹp của dân tộc Việt Nam có từ bao đời nay.
Nhằm phát huy truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc “Uống nước nhớ nguồn”, tỉnh Quảng Ninh đã đẩy mạnh phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”; tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc và các hoạt động tri ân các anh hùng, liệt sĩ và người có công trong dịp kỷ niệm 74 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ.
Tại Quyết định số 1338/QĐ-TTg ngày 27/7, Thủ tướng Chính phủ quyết định cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” cho 242 liệt sĩ thuộc Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng; các tỉnh.
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng vẫn còn những liệt sĩ nằm lại nơi chiến trường, rất nhiều người vẫn đau đáu một nỗi niềm khi chưa tìm thấy phần mộ người thân đã hy sinh xương máu vì Tổ quốc. Với sự quyết tâm, nỗ lực của cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh, đã có hàng trăm hài cốt liệt sĩ được tìm kiếm, quy tập, mang tới nhiều niềm vui cho các gia đình liệt sĩ khi đưa các anh về trong vòng tay ấm áp của Đất Mẹ.