Công ty ông Hoàng Phương (Hà Nội) là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Công ty có 5 lao động nước ngoài do công ty mẹ gửi sang theo hình thức di chuyển nội bộ trong doanh nghiệp.
Ngay sau khi dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát vào cuối quý I/2022 tại Việt Nam, các nước cũng dần dỡ bỏ hạn chế về đi lại và có chính sách hỗ trợ phục hồi kinh tế, mở cửa lại nền kinh tế, khôi phục việc tiếp nhận lao động nước ngoài, đã tác động tích cực đến hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2023, Bộ này tiếp tục tạm dừng Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (EPS) đợt 1 đối với 8 huyện, thị xã, thành phố của 4 tỉnh do không giảm được tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng nhưng chưa về nước.
Tại Luật Việc làm năm 2013 và các nghị định của Chính phủ, thông tư của các bộ, ngành không quy định chính sách bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Bà Nguyễn Kim Ngân (Đồng Nai) hỏi, người lao động nước ngoài, là người đại diện pháp luật trên giấy chứng nhận kinh doanh, đồng thời làm chủ đầu tư trên giấy phép đầu tư, kiêm tổng giám đốc, đã được cấp giấy phép lao động làm việc tại Việt Nam thì có phải ký hợp đồng lao động không?
Chính phủ Israel ngày 4/2 thông báo rằng trong những tuần tới, nước này sẽ đón 65.000 lao động nước ngoài để thay thế nhân lực Palestine đã rời đi kể từ khi xung đột Israel-Hamas bùng phát hôm 7/10/2023.
Ông Hưng Nghiệp (Hà Nội) hỏi, công ty 100% vốn nước ngoài, chuyên thi công công trình, có một hợp đồng thi công công trình tại nước ngoài, vậy công ty có được tuyển dụng lao động nước ngoài sang nước này làm việc không và cần làm những thủ tục gì để phù hợp với quy định Việt Nam?
Ông Đào Xuân Hoàng (Thanh Hóa) muốn thuê lại lao động nước ngoài về làm giáo viên dạy Yoga, nhưng theo Nghị định số 145/2020/NĐ-CP thì Yoga không thuộc 20 ngành nghề cho thuê lao động.