Những tuyên bố của Bộ Quốc phòng Liên bang Nga và cảnh quay đã được xác minh của đài BBC (Anh) cho thấy các lực lượng của Kiev đã tiến sâu khoảng 30 km vào tỉnh Kursk gần biên giới với Ukraine và các tuyến phòng thủ mới đã xuất hiện gần nhà máy điện hạt nhân Kursk (NPP).
Tối 14/8, quyền Thống đốc tỉnh Kursk của Nga, ông Alexei Smirnov cho biết chính quyền đã quyết định sơ tán người dân tại huyện Glushkov - khu vực tiếp giáp với Ukraine và có dân số khoảng 20.000 người - trong bối cảnh lực lượng Ukraine tiếp tục tiến vào khu vực biên giới.
Một cây cầu bắc qua sông gần làng Glushkovo đã bị phá hủy và các cuộc tấn công có thể được thực hiện bằng đạn pháo có độ chính xác cao hoặc bằng tên lửa bắn đi từ pháo phản lực HIMARS.
Bộ Ngoại giao Nga cho biết Ukraine đã sử dụng tên lửa của phương Tây, có thể là HIMARS do Mỹ sản xuất, để phá hủy một cây cầu bắc qua sông Seym ở vùng Kursk.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova chỉ rõ "theo thông tin sắp tới, Chính quyền Kiev đã bắt đầu chuẩn bị tấn công Nhà máy điện hạt nhân Kursk."
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 19/8, Phó phát ngôn của Bộ Tình trạng khẩn cấp LB Nga Artyom Sharov cho hay trên 121.000 người dân đã được di dời an toàn khỏi 9 quận biên giới ở tỉnh Kursk.
Lực lượng quân sự tư nhân có tên “Lữ đoàn Gấu” đã được rút từ Burkina Faso về tỉnh Kursk để tham gia nỗ lực đối phó với lực lượng Ukraine tại đây - theo báo Pháp Le Monde.
Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đang trở nên phức tạp hơn khi cả hai bên liên tục điều chuyển lực lượng chiến đấu để ứng phó với tình hình chiến trường căng thẳng.
Ngày 3/9, Giám đốc điều hành Tập đoàn năng lượng nguyên tử quốc gia Nga (Rosatom), ông Alexey Likhachev nhận định nguy cơ nhà máy điện hạt nhân Kursk bị tấn công là rất cao.
Cơ quan Tình báo Anh (MI6) đánh giá "còn quá sớm" để khẳng định lực lượng Ukraine có thể trụ được bao lâu ở tỉnh Kursk, khu vực của Nga mà quân đội Ukraine đang chiếm đóng một số vùng đất.