Trong hành trình phát triển của mình, Quảng Ninh đã và đang luôn kiên định với quan điểm không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng nóng, từng bước chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”, đảm bảo hài hòa giữa các lợi ích. Từ đó, xây dựng Quảng Ninh là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện, trung tâm du lịch quốc tế, trung tâm kinh tế biển, cửa ngõ của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước...
Năm 2025, Quảng Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng 14%, cao nhất từ trước đến nay và cao hơn mức Thủ tướng Chính phủ giao. Trong quá trình hướng đến mục tiêu này, tỉnh sẽ tiếp tục triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn để tạo ra sự phát triển bền vững cũng như có một nền kinh tế vừa mang lại hạnh phúc cho con người và công bằng xã hội, vừa giảm thiểu đáng kể các nguy cơ về môi trường và suy giảm sinh thái.
Là địa phương đi đầu trong cả nước về đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”, gần đây, tỉnh Quảng Ninh tăng tốc mạnh mẽ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng tới mới mô hình tăng trưởng xanh, bền vững.
Trong những năm gần đây, nhằm tiến gần hơn đến mô hình doanh nghiệp xanh, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã chỉ đạo các đơn vị khối sản xuất, chế biến và sàng tuyển than ưu tiên nguồn lực, triển khai những giải pháp hiện đại hóa công nghệ khai thác, xử lý bụi, trồng cây để xanh hóa các công trường, phân xưởng. Sau nhiều năm nỗ lực, các đơn vị đang dần kiến tạo mô hình sản xuất xanh, hài hòa với môi trường sinh thái.
Sáng 26/12, Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long phối hợp với Viện Kinh tế, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế di sản thành phố Hạ Long trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Dự hội thảo có đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh. Hội thảo có sự tham gia của 300 chuyên gia, nhà khoa học, đại diện các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Trong suốt hành trình phát triển, Quảng Ninh luôn hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế xanh, bền vững, chú trọng bảo vệ môi trường. Đặc biệt trong vòng hơn một thập kỷ qua, Quảng Ninh kiên định với quan điểm không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng nóng, từng bước chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”.
Với hàng chục nghìn km đường biển, Ấn Độ là địa điểm lý tưởng cho các chuyến du lịch. Tuy nhiên, những hoạt động đó lại gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái biển. Và điều này có thể khiến giấc mơ về nền kinh tế xanh của Ấn Độ ngày càng xa vời...
Thủ tướng tin tưởng hợp tác kinh tế-đầu tư-thương mại Việt-Trung, nhất là phát triển kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là động lực quan trọng, đột phá, giúp đưa mối quan hệ giữa 2 nước tiếp tục phát triển.
Không chỉ duy trì vị trí quán quân năm thứ 7 liên tiếp trong bảng xếp hàng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, năm 2023, Quảng Ninh còn vươn lên đứng đầu bảng Chỉ số Xanh (PGI) cấp tỉnh. Để có được thành quả đó, trong suốt hành trình phát triển, Quảng Ninh luôn xác định gắn phát triển kinh tế song hành với bảo vệ môi trường, hướng tới nền kinh tế xanh bền vững.
Phát triển kinh tế xanh luôn là nhiệm vụ quan trọng được Đảng, Chính phủ đặc biệt quan tâm, tuy nhiên, theo các chuyên gia, để phát triển kinh tế xanh được hiệu quả cần có thêm các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp.
Trong khuôn khổ chuyến chính thức Singapore, sáng ngày 2/12, sau lễ đón chính thức tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng.