Chiều 27/7, Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025 với 475/477 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành.
Trong 7 tháng năm 2021, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1,64% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,9%.
Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 ngày 25/10/2022, đặt mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) cả nước bình quân đạt khoảng 7%/năm giai đoạn 2021-2030. Đến năm 2030, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD; tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi...
Nghị quyết gồm 4 Điều, trong đó đề ra các chỉ tiêu phát triển chủ yếu, gồm Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5%, GDP bình quân đầu người đạt 4.400 USD...
Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam năm 2023 đề ra các chỉ tiêu phát triển chủ yếu, gồm tốc độ tăng GDP khoảng 6,5%, GDP bình quân đầu người đạt 4.400 USD, tốc độ tăng CPI 4,5%...
Tại Tọa đàm tham vấn chuyên gia về kinh tế-xã hội, các ý kiến cho rằng Việt Nam kiên định mục tiêu kép nhưng có ưu tiên về thời điểm và địa bàn cụ thể cho phòng, chống dịch, phát triển kinh tế.
Bình Liêu là huyện miền núi, biên giới có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao nhất tỉnh (gần 95%), cơ sở hạ tầng trước đây còn nhiều khó khăn. Do vậy, việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn gặp không ít trở ngại. Song huyện đã tập trung triển khai, huy động mọi nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Với mục tiêu đảm bảo giải ngân 100% nguồn vốn xây dựng cơ bản, ngay từ những tháng đầu năm huyện Đầm Hà đã chủ động chỉ đạo thực hiện tốt các khâu liên quan, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ các công trình.
Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ tỉnh đã xác định CCHC là một trong 3 đột phá chiến lược và phấn đấu hằng năm giữ vững vị trí nhóm đầu cả nước về các chỉ số PCI, PAR Index, SIPAS, PAPI. Cụ thể hóa định hướng này, năm 2021 và những tháng đã qua của năm 2022, công tác cải cách hành tiếp tục được các cấp ngành của tỉnh nỗ lực thực hiện với nhiều giải pháp mang lại sự hiệu quả, hài lòng cho nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp. Qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Trong quan điểm, định hướng phát triển và các nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2020 - 2025, tỉnh Quảng Ninh xác định: Đẩy nhanh tốc độ phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội hiện đại, bảo đảm liên thông tổng thể, trọng tâm ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông chiến lược.
Từ ngày 1/3, nhiều chính sách về bảo hiểm, lao động-tiền lương cũng như điều kiện mới về kinh doanh bất động sản, lệ phí trước bạ sẽ chính thức có hiệu lực.
Ngày 4/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3. Trong quý I, sự phục hồi kinh tế-xã hội của chúng ta có tín hiệu tích cực thể hiện qua mức tăng trưởng, chỉ số lạm phát... Kinh tế vĩ mô đang ổn định, thị trường tiền tệ, tài chính ổn định.
Sáng 23/5, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022.
Sáng 23/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022.