Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 22/10/2018 của BCH Trung ương Đảng về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nêu quan điểm cần phải “Giữ gìn giá trị, phát huy truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa biển”. Nghị quyết chủ trương cần phải phát triển du lịch và dịch vụ biển, trong đó có đề cập “Đa dạng hóa các sản phẩm... trên cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, phát huy giá trị di sản thiên nhiên, văn hoá, lịch sử đặc sắc của các vùng, miền”.
Với chủ đề “Cô Tô - Dấu ấn đảo xanh”, mùa du lịch Cô Tô hè 2023 đã bắt đầu khởi động đầy sôi động, hứa hẹn mang đến cho du khách những sản phẩm, trải nghiệm du lịch mới mẻ, hấp dẫn chưa từng có. Qua đó, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu đón 250.000 lượt khách, với tổng doanh thu du lịch, dịch vụ đạt khoảng 700 tỷ đồng trong năm 2023 và tiếp tục phát triển du lịch Cô Tô theo hướng du lịch xanh, tăng trưởng bền vững trong những năm tiếp theo.
Hiện nay, nuôi biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế biển. Nhằm đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển trong thế kỷ của biển và đại dương, Chính phủ, Bộ NN&PTNT đã ban hành một số chính sách, chương trình khuyến khích, thúc đẩy nuôi biển. Nhờ vậy, ngành công nghiệp nuôi biển đã bước đầu được hình thành. Trong đó, Quảng Ninh đã phát huy lợi thế, từng bước thúc đẩy ngành thủy sản phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững.
“Nuôi biển” là cách gọi vắn tắt của “nuôi trồng thuỷ sản trên biển” - tên một Đề án nhằm góp phần hiện thực hoá chiến lược Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển trong thế kỷ của biển và đại dương.
Về với Quảng Ninh, về với Cô Tô, để cảm nhận sự năng động, sôi nổi của huyện đảo đang vươn mình đổi thay từng ngày. Về với Quảng Ninh, về với thương cảng Vân Đồn, về với những địa danh văn hóa - lịch sử hào hùng, để cảm nhận giá trị “hội tụ và lan tỏa” của vùng đất Hồng Quảng và Hải Ninh trù phú. Về với “đất mỏ”, để cảm nhận một Quảng Ninh đang chuyển dần từ “màu nâu” khai thác sang “màu xanh” kinh tế biển, dựa vào thiên nhiên - con người - văn hóa, với miền giá trị mới: Nuôi Biển.
Sáng 2/11, tại TP Hạ Long, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Trung tâm Truyền thông tỉnh phối hợp với Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) tổ chức Hội thảo “Truyền thông về bảo vệ tài nguyên và môi trường biển hướng tới sự phát triển bền vững”.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 24/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới và tăng cường tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Bằng chiến lược bài bản, hạ tầng đồng bộ… ngành kinh tế biển của Quảng Ninh đã nhanh chóng phục hồi sau đại dịch COVID-19 và đang bứt phá mạnh mẽ, từng bước đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh dẫn đầu về kinh tế biển của cả nước.
Trong chương trình chuyến thăm và làm việc tại Quảng Ninh, ngày 2/8, tại huyện Cô Tô, đồng chí Nguyễn Đức Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, đã làm việc với tỉnh Quảng Ninh và huyện Cô Tô về kết quả thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế biển.
Với hơn 250km bờ biển, rộng trên 6.000 km2 mặt biển, trên 1.000 km2 diện tích hải đảo, đặc biệt, Quảng Ninh có di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long là những điều kiện rất thuận lợi để phát triển kinh tế biển. Với những tiềm năng và lợi thế riêng có, cùng những chủ trương, chính sách ưu tiên đầu tư, thu hút các nguồn lực, kinh tế biển của Quảng Ninh ngày càng có vị thế, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Ngày 18/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp nghe và cho ý kiến về kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 23/4/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển cảng biển và dịch vụ cảng biển trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, cùng nhiều nội dung quan trọng. Đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, chủ trì hội nghị.
Dưới sự lãnh chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền và sự chung sức đồng lòng của người dân, Cô Tô ngày càng phát huy được những lợi thế nổi trội của mình. Đặc biệt trong 6 tháng qua, cộng hưởng từ những thuận lợi về thời tiết, về dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, lượng du khách đổ về Cô Tô tăng đột biến, giúp du lịch – hoạt động kinh tế mũi nhọn của Cô Tô có bước phát triển đột phá, kéo theo nhiều ngành kinh tế phụ trợ khác chuyển động mạnh.
Trước tình trạng vùng biển Quảng Ninh đứng trước nguy cơ khai thác quá mức, dẫn đến cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản, Quảng Ninh đã kịp thời triển khai loạt giải pháp bảo vệ môi trường biển, bảo vệ nguồn lợi hải sản. Nhờ đó, ngư trường Quảng Ninh, đặc biệt là khu vực ven bờ dần xuất hiện trở lại những đàn cá, tôm phong phú. Ở các vùng cửa biển Cô Tô, Hải Hà, Móng Cái thường xuyên đón những đàn cá heo, cá voi, rùa biển quý hiếm...
Tỉnh Quảng Ninh đã quy hoạch trên 45.000 ha khu vực biển dành cho nuôi biển. Với những tiềm năng hiện có, Quảng Ninh đang hướng tới phát triển bền vững kinh tế thủy sản, nuôi biển theo hướng tăng trưởng xanh, trong đó khai thác và nuôi trồng thủy sản trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao, hiệu quả và bền vững tạo giá trị gia tăng của sản phẩm từ biển, góp phần tiết kiệm tài nguyên biển.
Những năm gần đây, TP Hạ Long đã tận dụng tối đa những tiềm năng, thế mạnh sẵn có và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp mang tính đổi mới, sáng tạo để phát triển bền vững kinh tế biển.