Chủ tịch nước yêu cầu cần phân định rõ quyền quản lý hành chính của tòa án để bảo đảm quyền độc lập giữa các cấp tòa án; đổi mới, hoàn thiện thủ tục tố tụng tư pháp chuyên nghiệp, hiệu quả.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam - dạy rằng: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”.
Theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, do quyền lực có xu hướng gây tha hóa khi không kiểm soát cho nên muốn phòng, chống tham nhũng hiệu quả, cần kiểm soát được quyền lực. Đây là vấn đề căn cơ trong phòng, chống tham nhũng, giúp loại bỏ, phát hiện, ngăn ngừa, xử lý nghiêm sai phạm.
Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định 114-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ. Dưới góc nhìn của PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội, quy định này thể hiện sự quyết tâm của Đảng trong việc hình thành và xây dựng văn hóa chính trị công bằng, trung thực, giúp tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Theo cơ quan điều tra, do có sự buông lỏng, thiếu kiểm tra giám sát tại Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế dẫn đến Việt Á thông đồng, móc ngoặc với lãnh đạo hai bộ này.
Ngày 27/10/2023, thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định 131-QĐ/TW (Quy định 131) về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán.
Ngày 27/10/2023, đồng chí Trương Thị Mai, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng thay mặt Bộ Chính trị đã ký ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Nhiều ý kiến cán bộ, đảng viên, nhân dân đồng tình, đánh giá cao việc ban hành quy định này và cho rằng đây là bước tiến mới trong kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
Chủ tịch Quốc hội lưu ý trong quá trình thẩm tra cần phải thể hiện được chính kiến, quan điểm rõ ràng, cụ thể, khách quan, không né tránh của các ủy ban về chính sách, nhất là các nội dung nhạy cảm.