Theo phóng viên TTXVN tại Đức, việc Đức tuyên bố báo động cấp hai về khủng hoảng năng lượng trong kế hoạch khẩn cấp của nước này đang khiến các nước châu Âu lo ngại về nguy cơ kinh tế Đức có thể gặp bất ổn do thiếu khí đốt và kéo theo nhiều hệ lụy cho các nước láng giềng.
Bộ trưởng Năng lượng Sri Lanka Kanchana Wijesekera ngày 25/6 cho biết, quốc gia này gần như cạn kiệt xăng và dầu diesel sau khi một số chuyến hàng dự kiến bị trì hoãn vô thời hạn.
Ngày 3/8, phát biểu tại lễ ra mắt báo cáo thứ 3 của Nhóm Ứng phó khủng hoảng toàn cầu về lương thực, năng lượng và tài chính do xung đột ở Ukraine, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres kêu gọi đánh thuế khoản lợi nhuận khổng lồ mà các công ty dầu khí thu được nhằm giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng đối với những người dân nghèo.
Giá khí đốt đã giảm xuống, nhưng điều này có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn khi các quốc gia cạnh tranh để mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) và tìm nguồn cung khác thay thế Nga.
Ngày 9/12, phóng viên TTXVN tại Praha dẫn thông tin từ hãng CTK của CH Séc, nước hiện giữ chức Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU), cho biết EU sẽ thảo luận đề xuất mới về giá trần khí đốt trước khi tiến hành hội nghị bất thường của các bộ trưởng năng lượng khối ngày 13/12 tới.