Trong hành trình phát triển, KH&CN luôn đóng vai trò quan trọng bởi đây là một trong 3 cuộc "cách mạng" đã được xác định trong sự nghiệp xây dựng đất nước nói chung và Quảng Ninh nói riêng.
Trong chặng đường đầy thử thách từ những ngày thành lập tỉnh cho đến sự bứt phá về tăng trưởng hiện nay, Quảng Ninh đã vượt qua tất cả mọi khó khăn để phát triển bền vững. Những thành quả của Quảng Ninh hôm nay có sự kết tinh từ việc kiên định với quan điểm phát triển KH&CN là quốc sách hàng đầu.
Chiều 23/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến "Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập".
Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 05/02/2022 của BTV Tỉnh ủy và các kết luận của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh về chương trình chuyển đổi số, chiều 5/4, đồng chí Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp với các sở, ngành, đơn vị liên quan để kiểm điểm nội dung và tiến độ thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hoá-xã hội.
Sự phát triển vượt bậc của khoa học và công nghệ (KH&CN) trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã ghi dấu ấn quan trọng trên các ngành, lĩnh vực thúc đẩy Quảng Ninh phát triển kinh tế - xã hội. Nhân ngày Khoa học công nghệ Việt Nam, phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh đã có cuộc trao đổi với đồng chí Phạm Xuân Đài, Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ninh.
Cùng với đầu tư phát triển tiềm lực KH&CN, các địa phương, đơn vị, cá nhân trong tỉnh đã tập trung nghiên cứu, ứng dụng KH&CN thông qua thực hiện các đề tài, dự án các cấp. Qua đó góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm...
20 năm qua, Sở KH&CN đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lĩnh vực quản lý nhà nước về KH&CN, từng bước khẳng định vai trò là động lực phát triển KT-XH của địa phương.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, tháng 5/2021, tỉnh đã phê duyệt nhiệm vụ KH&CN đối với đề tài "Đánh giá chương trình, hiệu quả sau bồi dưỡng và đề xuất giải pháp bồi dưỡng cán bộ cấp xã tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2022-2025” do Phó Hiệu trưởng Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ Phạm Hữu Kiên làm chủ nhiệm. Nhiệm vụ này đến nay đã hoàn thành.
Với những cơ chế, chính sách hỗ trợ kịp thời của tỉnh và Sở KH&CN, đã giúp cho các doanh nghiệp KHCN trên địa bàn Quảng Ninh tăng cường đầu tư công nghệ, dây chuyền sản xuất. Từ đó, tăng năng suất chất lượng và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Việc nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng KHCN được xác định là chìa khóa để doanh nghiệp nâng cao giá trị, tạo ra sức bật, phát triển bền vững. Nhận thức được tầm quan trọng của KHCN, Công ty TNHH Khoa học kỹ thuật SPAN đã không ngừng đổi mới, sáng tạo, đưa ra các giải pháp về công nghệ, qua đó khẳng định uy tín của doanh nghiệp KHCN tiêu biểu của tỉnh.
Ngày 29-30/9, tại Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm (TP Hạ Long), UBND tỉnh Quảng Ninh và Bộ KH&CN lần đầu tiên đồng chủ trì tổ chức sự kiện “Kết nối công nghệ, đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2023 - Techconnect and Innovation Vietnam 2023”. Trong khuôn khổ sự kiện, sáng 29/9 đã diễn ra Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng 2023.
Khoa học công nghệ (KHCN) được xác định là "chìa khóa" thúc đẩy phát triển kinh tế trong kỷ nguyên 4.0. Để thực hiện mục tiêu này, các chuyên gia, đơn vị khoa học công nghệ dự sự kiện “Kết nối công nghệ, đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2023 - Techconnect and Innovation Vietnam 2023” tổ chức tại Quảng Ninh trong 2 ngày (29 và 30/9) đã đưa ra nhiều gợi hướng, giải pháp hữu ích phát huy tối đa tiềm năng của KHCN, ứng dụng chuyển giao và đổi mới sáng tạo phù hợp với tình hình KT-XH...
Chiều 29/9, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh và Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức khai mạc sự kiện “Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2023”. Đây là sự kiện khoa học công nghệ quy mô quốc gia và là cầu nối thúc đẩy hợp tác đầu tư, nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo.