Quỳnh Lâm là ngôi cổ tự có lịch sử cả nghìn năm trên mảnh đất cửa ngõ phía Tây Đông Triều. Với vô số biến động thăng trầm theo dòng lịch sử, chùa đã bị phá huỷ rồi phục hồi nhiều lần nhưng còn hiện hữu với thời gian là những di vật cổ bên ngôi chùa mới khang trang hôm nay như nhắc nhớ một thuở vàng son năm nào.
Ở nhiều địa phương nói chung và Quảng Ninh nói riêng đều từng xảy ra việc san gạt xây dựng đường sá, công trình làm phát lộ các di vật, di sản rồi phải dừng lại để các cơ quan quản lý văn hóa, các nhà khoa học tới khai quật, nghiên cứu. Hướng giải quyết kiểu “phần ngọn” như thế rõ ràng “mất” nhiều hơn “được”…
Từ ngày 25/7/2021, tại thôn Linh Tràng, xã Tràng Lương, thị xã Đông Triều, Hội Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Quảng Ninh tiến hành khai quật khảo cổ tại di tích chùa Trại Cấp, phát hiện nhiều di vật khảo cổ quý, mang nhiều giá trị về văn hóa, lịch sử
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh đã có cuộc trò chuyện với TS Nguyễn Văn Anh, giảng viên Khoa Lịch sử, Đại học KHXH-NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, là người có nhiều gắn bó với các di tích Nhà Trần tại Đông Triều trong những năm qua.
Chiều 20/11, đồng chí Cao Tường Huy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã đi khảo sát một số di tích thuộc Quần thể di tích quốc gia Thương cảng Vân Đồn.
Ngày 7/12, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ra quyết định số 3112 /QĐ-BVHTTDL công nhận Bảo tàng Quảng Ninh xếp hạng I trong hệ thống Bảo tàng Việt Nam.
Hội Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Quảng Ninh tiến hành khai quật khảo cổ tại di tích chùa Trại Cấp, phát hiện nhiều di vật khảo cổ quý, mang nhiều giá trị về văn hóa, lịch sử.
Hiện tỉnh Quảng Ninh có khoảng 200 lưu học sinh đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn. Những học sinh Lào đã mang một "luồng gió mới" trong văn hoá đến với vùng đất mỏ.
Xa xưa, khu vực xã Yên Đức (Đông Triều) là một vùng núi non với đồng bãi mênh mông ven sông. Dấu vết cư dân thời tiền, sơ sử ở khu vực này được phát hiện qua những ngôi mộ gạch phong cách Hán, có niên đại khoảng thế kỷ I đến III sau Công nguyên. Đặc biệt gần đây, các nhà khảo cổ đã phát hiện dấu vết kiến trúc của cư dân tiền sử thuộc văn hoá Đông Sơn có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm...
Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử với những biến động của thiên nhiên và xã hội, phần lớn các di tích cổ ở Yên Tử đã bị mai một. Vì vậy, thời gian qua, một số cuộc điều tra nghiên cứu khảo cổ học đã được tiến hành ở khu vực này.
Quá trình nghiên cứu, lập hồ sơ đối với Quần thể Di tích – Danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương) trình UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới (gọi tắt là hồ sơ di sản thế giới Yên Tử), các nhà khoa học đã đề nghị khảo cổ bổ sung đối với nhiều địa điểm xung quanh các quần thể di tích chính tại 3 địa phương, trong đó có 5 địa điểm tại Quảng Ninh...
Bộ VH,TT&DL vừa có các quyết định cho phép Bảo tàng Quảng Ninh phối hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) khai quật khảo cổ ở 2 địa điểm tại TX Đông Triều và TP Hạ Long.