Công ty Than Nam Mẫu là một trong những đơn vị đi đầu về áp dụng đào lò bằng các thiết bị cơ giới hóa của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV).
Để triển khai dự án phù hợp với định hướng quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất của TX Đông Triều, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã xin điều chỉnh quy hoạch chi tiết Dự án Tôn tạo và phát huy Khu di tích lịch sử địa điểm khai thác than đầu tiên của Việt Nam tại núi Yên Lãng, phường Yên Thọ (TX Đông Triều).
Kiên định mục tiêu gắn sản xuất với bảo vệ môi trường (BVMT), hướng tới phát triển bền vững, thời gian qua, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã quyết liệt thực hiện, chỉ đạo các đơn vị thành viên triển khai những giải pháp để đảm bảo hoàn thành các mục tiêu.
Địa điểm khai thác than đầu tiên của Việt Nam là ở núi Yên Lãng, xã Yên Thọ (TX Đông Triều). Nơi đây ghi dấu mốc ra đời của ngành khai thác than, khoáng sản của đất nước ta.
Cùng với đầu tư cơ giới hóa, tự động hóa, trong thời gian qua, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam tập trung ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành sản xuất. Đây là cơ sở, nền tảng quan trọng để các đơn vị ngành Than nhanh chóng thích ứng với xu hướng chuyển đổi số hiện nay.
Để đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhất là trong những giai đoạn khó khăn vì dịch bệnh và tác động của nền kinh tế toàn cầu, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã phải siết chặt khâu quản lý và tiết giảm chi phí sản xuất bằng nhiều biện pháp.
Đầu tư cho nghiên cứu và áp dụng các giải pháp kỹ thuật để giảm tổn thất than không những có ý nghĩa bảo vệ và tiết kiệm tài nguyên, mà còn đem lại những hiệu quả kinh tế to lớn.
Nhằm tăng cường công tác quản lý tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là tài nguyên than, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) kiên quyết chỉ đạo các đơn vị trực thuộc siết chặt khâu kiểm soát quy trình công nghệ trong toàn bộ dây chuyền khai thác, chế biến, tiêu thụ, kinh doanh than.
Ngành công nghiệp khai thác than ở Việt Nam chính thức được đặt nền móng từ 1888 cùng với sự ra đời của Công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ. Trụ sở công ty này đã được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh, là chứng nhân của niềm vui chiến thắng của dân tộc thoát khỏi ách nô lệ 80 năm của thực dân Pháp, cũng như lịch sử ngành than của Vùng mỏ bất khuất, anh hùng.
Theo báo cáo của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tính từ ngày 30/4 đến hết ngày 3/5, các đơn vị của TKV đã khai thác được 475.500 tấn than nguyên khai; tiêu thụ được trên 505.000 tấn; bốc xúc trên 1,8 triệu m3 đất đá và đào được trên 1.500 mét lò.
Vừa qua, 6 hộ dân trú tại tổ 1, khu 13, phường Mông Dương, TP Cẩm Phả có đơn gửi đến tỉnh kiến nghị liên quan đến việc đền bù, hỗ trợ, tái định cư. Qua rà soát, giải quyết đã bộc lộ mặt hạn chế trong công tác quản lý đất đai của chính quyền địa phương cơ sở.
Nhằm chủ động nguồn cung các thiết bị cơ khí dùng trong hoạt động khai thác than, khoáng sản, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đã dành nhiều nguồn lực và sự ưu tiên cho lĩnh vực cơ khí. Theo đó, nhiều sản phẩm cơ khí chế tạo, cơ khí gia công chính xác đã được sản xuất, kịp thời đáp ứng nhu cầu cho khai thác than cũng như khẳng định vai trò của cơ khí TKV trong giai đoạn hiện nay.
Ai bảo làm than lộ thiên là cứ gạt ra mà múc than đi bán thì hãy xuống đáy moong âm 300m mà xem thợ mỏ gian nan thế nào để lấy hòn than rồi mang lên còn gian khổ hơn nữa. Nắng mỏ đã khổ, mưa mỏ chẳng những gian khổ mà thợ mỏ còn đối diện với sự hy sinh. Nhọc nhằn gian nan nhưng kiên cường người thợ mỏ bơm nước dưới đáy moong sâu được ví như những chiến binh anh dũng.
Ngày 5/8, Công ty CP Than Cao Sơn tổ chức Lễ khởi công dự án cải tạo mở rộng nâng công suất mỏ than Cao Sơn. Đây là một trong những dự án trọng điểm, đóng góp rất lớn vào sự phát triển của TKV và tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.