Theo các nguồn tin ngoại giao, Hội đồng thống đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) với 35 thành viên ngày 8/6 đã thông qua một nghị quyết chính thức chỉ trích Iran thiếu hợp tác với cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc (LHQ).
Tổng Giám đốc Rafael Grossi cho biết phái bộ của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đang thúc đẩy kế hoạch thị sát nhà máy Zaporizhzhia và gặp gỡ các nhân viên tại đây.
Đại diện của Nga hoan nghênh việc thanh sát viên IAEA có mặt thường trực tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, khẳng định sự hiện diện quốc tế sẽ giúp xóa bỏ đồn đoán xung quanh tình hình tại đây.
IAEA thông báo nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia của Ukraine một lần nữa mất kết nối với đường dây điện chính bên ngoài cuối cùng còn lại của nước này và đang phải dựa vào đường dây dự phòng.
Với 26 phiếu thuận, 2 phiếu chống và 7 phiếu trắng, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) ngày 15/9 đã thông qua nghị quyết kêu gọi Nga rời nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.
Tổng Giám đốc IAEA Rafael Grossi ngày 26/1 cảnh báo đến thời điểm hiện tại, Iran đã tích lũy đủ vật liệu hạt nhân để chế tạo một số vũ khí hạt nhân chứ không phải chỉ một.
Hãng tin AFP và Reuters đều đưa tin, trong một báo cáo mật, IAEA khẳng định “các cuộc thảo luận vẫn đang diễn ra” để xác định nguồn gốc của những hạt urani này.
Ngày 4/3, người đứng đầu Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran (AEOI), ông Mohammad Eslami cho biết Tehran và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã nhất trí điều chỉnh quan hệ trên cơ sở các thỏa thuận về đảm bảo an toàn.
IAEA cho biết sẽ tiến hành thêm các hoạt động làm rõ hoàn cảnh diễn ra việc di dời nhiên liệu hạt nhân cùng vị trí hiện tại của các nguyên liệu, tuy nhiên không đưa ra chi tiết về cơ sở này ở Libya.
Theo phóng viên TTVXN tại châu Âu, ngày 27/3, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi thông báo đã gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại khu vực nhà máy thủy điện Dnipro, miền Nam nước này.
Người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) ngày 30/5 đã kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) ủng hộ 5 nguyên tắc nhằm ngăn ngừa sự cố hạt nhân trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine hiện đã bước sang tháng thứ 15.
Chủ tịch nước đề nghị IAEA tiếp tục tăng các dự án hợp tác kỹ thuật cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương để Việt Nam có thể tham gia và có các dự án đặc thù cho Việt Nam để tăng cường đào tạo nhân lực.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) ngày 9/9 đã cảnh báo về mối đe dọa tiềm tàng về an ninh hạt nhân do giao tranh diễn ra ác liệt gần nhà máy Zaporizhzhia ở Ukraine.
Ngày 16/9, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi đã chỉ trích động thái "chưa từng có" của Iran khi ngăn cản nhiều thanh tra viên được giao nhiệm vụ đến làm việc ở nước Cộng hòa Hồi giáo, gây trở ngại cho IAEA việc giám sát hoạt động hạt nhân của Tehran.