21
/

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Từ khóa: hành trình di sản

Tìm thấy 27 kết quả
Dấu chân Phật Hoàng nơi đất Tổ linh thiêng

Dấu chân Phật Hoàng nơi đất Tổ linh thiêng

Uông Bí thừa hưởng giá trị nơi phát tích của thiền phái Trúc lâm Yên Tử, đất tổ của Phật giáo Việt Nam. Trải qua thời gian và những thăng trầm của lịch sử, nơi đây không chỉ chứa đựng những giá trị về tự nhiên mà còn lưu tích trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam bởi chính tại nơi đây di sản ông cha để lại là hàng chục ngôi chùa, hàng trăm am tháp, hàng ngàn di vật cổ quý báu chứa đựng những giá trị tinh thần, tư tưởng của Phật giáo Trúc Lâm - chiếc nôi văn hóa tâm linh của người Việt.
Bảo tồn, phát huy giá trị Khu di sản văn hóa lớn nhất Việt Nam

Bảo tồn, phát huy giá trị Khu di sản văn hóa lớn nhất Việt Nam

Quần thể Di tích và Danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc gồm hàng trăm di tích và danh thắng thuộc phạm vi các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương và Bắc Giang, đang được đệ trình UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Tất cả các di tích đều đã được xếp hạng ở cấp độ quốc gia và quốc gia đặc biệt và đã được đưa vào phạm vi bảo vệ cấp cao nhất. Nhờ có các đợt trùng tu, tu bổ liên tục qua các thời kỳ mà Khu di sản đề cử có được diện mạo như hôm nay, trở thành Khu di sản văn hóa lớn nhất VN.
Chùa Bí Thượng: Cửa ngõ linh thiêng vào đất Phật Yên Tử

Chùa Bí Thượng: Cửa ngõ linh thiêng vào đất Phật Yên Tử

Quảng Ninh – Vùng đất có lịch sử Phật giáo lâu đời, nơi khởi phát xuất của dòng thiền Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử với những ngôi chùa tạo nên con đường hành hương về chốn tổ. Trong đó, Chùa Bí Thượng (chùa Trình) được coi là điểm bắt đầu trên hành trình đến non thiêng Yên Tử.
Yên Tử - Những giá trị lịch sử đặc biệt

Yên Tử - Những giá trị lịch sử đặc biệt

Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử gắn liền với tên tuổi Phật hoàng Trần Nhân Tông (1258 - 1308), vị Vua từng lãnh đạo quân dân hai lần đánh thắng quân Nguyên-Mông, rồi từ bỏ ngai vàng, lên Yên Tử tu hành, sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm đậm bản sắc Việt. Trong lịch sử, Yên Tử luôn là một trong những trung tâm Phật giáo của cả nước, gắn với nhiều kiến trúc cổ, được xây dựng qua các thời kỳ lịch sử khác nhau (Lý, Trần, Lê, Nguyễn).
Mai vàng Yên tử - Biểu tượng chốn non thiêng

Mai vàng Yên tử - Biểu tượng chốn non thiêng

Là giống mai đặc biệt quý hiếm, phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu miền Bắc, mai vàng Yên Tử được biết tới như một loài hoa biểu tượng cho vùng đất thiêng Yên Tử (Quảng Ninh). Ngày xuân, cả rừng hoa nở rộ, nhìn xa như tấm áo cà sa vàng rực phủ lên non thiêng, mang vẻ đẹp nhân văn và giá trị tâm linh gắn với thiền phái Trúc Lâm đầy sâu sắc, ý nghĩa.
Yên Tử - Vùng giao thoa văn hoá sôi động

Yên Tử - Vùng giao thoa văn hoá sôi động

Trải qua chiều dài lịch sử, Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được chứng minh là nơi giao lưu và tiếp nhận, cũng như có sự giao thoa văn hoá với các nước trong khu vực. Riêng Yên Tử, với các di tích Hoa Yên, Huệ Quang kim tháp, Vân Tiêu, Ngoạ Vân… nơi được cho là vùng lõi, chiếc nôi khởi phát Thiền phái Trúc Lâm, là thánh địa của Phật giáo Trúc Lâm nên sự giao lưu, tiếp nhận, giao thoa, kế thừa và lan toả các giá trị văn hoá quốc tế diễn ra rõ nét nhất.
Miền phúc địa khởi nguồn của Phật giáo Trúc Lâm

Miền phúc địa khởi nguồn của Phật giáo Trúc Lâm

Yên Tử được xem là “địa linh” và “phúc địa” của quốc gia, dân tộc Việt. Vào thời Trần, đây là nơi khai sinh ra dòng thiền Trúc Lâm thuần Việt, do vua Trần Nhân Tông sáng lập, với tư tưởng "nhập thế" gắn đạo với đời. Trải qua bao thăng trầm, biến thiên của thời gian, miền “phúc địa” Yên Tử vẫn luôn là nơi lưu tích lịch sử, bản sắc văn hóa, tư tưởng và tâm hồn Việt cho muôn đời...
Kinh đô Phật giáo của Đại Việt

Kinh đô Phật giáo của Đại Việt

Sự ra đời của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử đã thể hiện những nỗ lực đưa Phật giáo sát cánh cùng dân tộc, tạo nên một hệ tư tưởng Phật học mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc. Giá trị tư tưởng đó vẫn còn lan tỏa đến ngày nay và có tầm ảnh hưởng không chỉ ở khu vực mà còn cả trên thế giới, minh chứng cho sức sống lâu bền của Phật giáo Việt Nam như một điểm tựa tinh thần bất diệt, đồng hành cùng sự phát triển của dân tộc.
Hồ Thiên: Dấu ấn thời kỳ hoằng dương của Phật giáo Trúc Lâm

Hồ Thiên: Dấu ấn thời kỳ hoằng dương của Phật giáo Trúc Lâm

Cùng với Yên Tử, Hồ Thiên và Ngọa Vân là địa danh nổi tiếng gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp tu hành của vua Trần Nhân Tông, cũng như thiền phái Trúc Lâm và là chốn tu hành của nhiều vị cao tăng qua nhiều thế kỷ. Trong đó, chùa Hồ Thiên được xây dựng vào thời Trần, là nơi đăng đàn thuyết pháp của Điều ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông. Trải qua nhiều thế kỷ, đến nay chỉ còn lại dấu tích, song chùa cổ Hồ Thiên vẫn là minh chứng tiêu biểu cho thời kỳ hoằng dương của Phật giáo Trúc Lâm thời Trần.
Chùa Cầm Thực - Nơi cảnh đẹp tựa bồng lai

Chùa Cầm Thực - Nơi cảnh đẹp tựa bồng lai

Chùa Cầm Thực tọa lạc trên đỉnh núi tròn tựa như một mâm xôi, nằm cách chùa Suối Tắm gần 2km, cạnh dốc Mụ Chị thuộc đất Phạm Hồng Thái Đông, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Ngoài cái tên Cầm Thực còn có cái tên khác là Bóng Thiêng, Linh Nhâm (tên thiền sư có công xây dựng chùa). Cảnh trí nơi đây tuyệt đẹp, trong lành, thanh tịnh, quanh năm tựa chốn "bồng lai tiên cảnh” níu chân du khách hành hương tới cõi Phật.
Tôn tạo, khai thác, phát huy giá trị di sản Yên Tử

Tôn tạo, khai thác, phát huy giá trị di sản Yên Tử

Yên Tử được xem là vùng đất Phật, hội tụ đầy đủ tinh thần Phật giáo, kinh đô của Phật giáo Việt Nam. Trải qua nhiều biến cố, thăng trầm và dấu vết của thời gian, ngày nay các di tích còn lại ở Yên Tử là 11 ngôi chùa và hàng trăm am, tháp, bia, tượng, hội tụ đầy đủ những phong cách, giá trị quý về kiến trúc, mỹ thuật, điêu khắc của các triều đại Lý - Trần - Lê - Nguyễn.
Phật giáo Trúc Lâm - Di sản văn hóa lớn cho muôn đời

Phật giáo Trúc Lâm - Di sản văn hóa lớn cho muôn đời

Phật giáo Trúc Lâm được sáng lập bởi Phật hoàng Trần Nhân Tông, ra đời và phát triển cực thịnh cách đây hơn 7 thế kỷ dưới triều Trần. Thông qua các kết quả nghiên cứu văn hóa, lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật, đặc biệt là khảo cổ học cho thấy Phật giáo Trúc Lâm đã để lại một kho tàng đồ sộ cả về di sản văn hóa vật thể lẫn phi vật thể; đây là tài sản văn hóa tinh thần vô cùng quý báu, đồng hành với lịch sử văn hóa dân tộc cho hôm nay và cả mai sau.
Chùa Lân - Giấc mơ cưỡi rồng

Chùa Lân - Giấc mơ cưỡi rồng

Chùa Lân hay còn gọi Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử. Chùa toạ lạc trên một quả núi giống hình con Kỳ Lân nằm phủ phục, là địa điểm vua Trần Nhân Tông đã dừng chân trước khi lên Yên Tử tu hành. Chùa có tên chữ là Long động tự gắn liền với giấc mơ cưỡi rồng vàng của nhà vua Trần Nhân Tông khi nghỉ qua đêm tại nơi đây.
Đồng hành lan tỏa giá trị di sản của Yên Tử

Đồng hành lan tỏa giá trị di sản của Yên Tử

Hồ sơ chính thức đề cử Quần thể di tích danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc lên UNESCO công nhận là Di sản thế giới đã hoàn thành, được gửi cho Trung tâm Di sản thế giới, đảm bảo chất lượng về mặt kỹ thuật, đầy đủ các tiêu chuẩn, thành phần theo quy định và dự kiến được các chuyên gia của UNESCO thẩm định vào tháng 8 tới đây. Quảng Ninh và các địa phương, đơn vị có liên quan đang tích cực chuẩn bị các phần việc, trong đó có khâu tuyên truyền nhằm lan toả rộng rãi giá trị di sản.
Yên Tử - Dấu tích nghìn năm

Yên Tử - Dấu tích nghìn năm

Trong tâm thức của người Việt, Yên Tử là vùng đất Phật, đất Tiên, là vùng đất ngàn năm lịch sử; đâu chỉ những công trình đền chùa mà mỗi dòng thác, con suối, mỗi gốc cây, ngọn cỏ, hòn đá nơi đây đều có linh khí. Từ bao đời nay, khi nhắc tới Yên Tử, mỗi người dân Việt Nam đều hết sức tôn sùng, kính trọng và nâng niu. Với nỗ lực đưa Yên Tử trở thành Di sản thế giới, di sản ngàn năm này chắc chắn sẽ được hậu thế bảo vệ và phát huy các giá trị trường tồn mãi về sau.