Bắc Giang là tỉnh có lợi thế về những mặt hàng nông sản, phân phối rộng rãi tới các tỉnh, thành phố phía Bắc, trong đó có Quảng Ninh. Tuy nhiên, do dịch bệnh Covid-19 tại Bắc Giang đang diễn biến phức tạp, vì vậy các sản phẩm nông nghiệp của địa phương này tiêu thụ ở thị trường Quảng Ninh đã bị “co hẹp” lại, phần nào đã ảnh hưởng đến việc cung ứng hàng hóa, sản phẩm cho người dân Quảng Ninh.
Để đảm bảo nguồn cung các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân theo các cấp độ của dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Sở Công Thương đã chủ động yêu cầu các đơn vị kinh doanh, phân phối hàng hóa trên địa bàn tỉnh luôn chủ động nguồn hàng và xây dựng phương án cụ thể đảm bảo hàng hóa cho từng cấp độ dịch bệnh.
Hiện Vụ Thị trường trong nước vẫn đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh để bảo đảm điều phối cung ứng hàng hóa thiết yếu cho thị trường.
Từ ngày 26-7-2021, bất kỳ nhà xuất khẩu nào cũng được phép tự chứng nhận xuất xứ đối với các lô hàng xuất và nhập khẩu giữa Việt Nam và Vương quốc Anh và Bắc Ireland có trị giá dưới 6.000 euro.
Ngày 14/7, Đội QLTT số 4 TP Móng Cái phối hợp với các ban, ngành chức năng, tiến hành tiêu hủy tổng số 1.265 đơn vị sản phẩm là hàng giả, không rõ nguồn gốc.
Thông tin từ Ban Quản lý Cửa khẩu quốc tế Móng Cái, tổng trọng lượng hàng xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu từ ngày 1/1 đến 18/7/2021 đạt 1.079.841 tấn, tăng 89,2% so cùng kỳ 2020.
Những ngày qua, nhiều địa phương đã tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch, thậm chí áp dụng cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ở mức độ cao hơn. Tuy nhiên các biện pháp này cũng gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp (DN), nhất là trong lĩnh vực vận chuyển, lưu thông hàng hóa, cần được tháo gỡ từ các ngành chức năng và địa phương.
Bộ Tài chính đang chủ trì soạn thảo dự thảo Nghị định quy định cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra Nhà nước về chất lượng và về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.
Thời gian qua, cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở của Quảng Ninh đã nỗ lực vào cuộc, chung tay hỗ trợ người sản xuất tiêu thụ nông sản. Nhiều cách mới, hiệu quả đã được triển khai.
Tổ công tác phía Bắc của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 dẫn đến việc tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp còn chậm so với thời vụ thu hoạch.
Năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của cả nước ước đạt 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm 2021, trong đó xuất khẩu tăng 10,6% và nhập khẩu tăng 8,4%. Cả nước xuất siêu 11,2 tỷ USD.
Bộ Công an đề nghị người dân khi được nhờ cầm hộ hàng hóa, nhất là cầm hộ qua biên giới, cần phải kiểm tra, xác định rõ hành vi đó có trái quy định của pháp luật hay không.
Thực hiện chỉ đạo của tỉnh, các địa phương trong tỉnh đã chủ động nguồn cung ứng lương thực, thực phẩm tại chỗ cho người dân trên địa bàn. Nhiều phương án, kế hoạch đã được triển khai đồng bộ và chủ động với mục tiêu đáp ứng đủ nhu cầu hàng hóa phục vụ cuộc sống của người dân và không để bị động trong điều kiện xảy ra dịch bệnh.
Với những biện pháp quyết liệt, chủ động, linh hoạt biến chuyển theo diễn biến thực tế của dịch bệnh, Quảng Ninh đã và đang tiếp tục giữ vững được “vùng xanh” an toàn, từng bước phát triển trong trạng thái bình thường mới. Đặc biệt trong đó, nhờ nỗ lực làm tốt công tác phòng chống dịch, hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) của tỉnh tiếp tục đạt được nhiều kết quả khả quan, đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế.