Đoàn thanh tra Bộ GTVT đã phát hiện hàng loạt tồn tại, trong đó có cả những tồn tại gây nguy cơ mất an toàn giao thông trên các tuyến quốc lộ do Sở GTVT Hà Tĩnh quản lý.
Ngày 8/8, đồng chí Cao Tường Huy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã đi khảo sát, kiểm tra thực tế làm cơ sở xây dựng Đề án tổng thể phát triển hoàn thiện hạ tầng giao thông, khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế du dịch, gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, góp phần giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống nhân dân tại các địa phương Bình Liêu, Tiên Yên, Ba Chẽ giai đoạn 2021 – 2025.
Trong những năm qua, các dự án hạ tầng giao thông đường bộ đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) ở nước ta chiếm tỷ trọng lớn, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên gần đây, việc triển khai các dự án này có dấu hiệu chững lại do các nhà đầu tư gặp nhiều vướng mắc, bất cập xuất phát từ tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn tại các văn bản quy phạm pháp luật.
Quảng Ninh được đánh giá là địa phương có hạ tầng giao thông tốt nhất toàn quốc khi sở hữu sân bay, đường cao tốc và hệ thống cảng biển hiện đại. Để tiếp tục tạo đột phá, Quảng Ninh tập trung mở rộng không gian phát triển đô thị, triển khai hạ tầng giao thông mới, quyết tâm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Tết Nguyên đán là dịp để các gia đình sum họp bên mâm cơm tất niên thì những người thợ trên công trường thi công các dự án thi công đường cao tốc nối từ Hạ Long đến Móng Cái vẫn luôn miệt mài với công việc trong các Tết Nguyên đán vừa qua. Tiến độ và chất lượng luôn được đặt lên hàng đầu, họ đã chọn đón Tết trên công trường để dự án hoàn thành.
Trong bối cảnh nguồn NSNN còn hạn hẹp, bằng quyết sách đúng đắn, Quảng Ninh đã huy động được nguồn lực to lớn từ xã hội để phát triển hạ tầng đồng bộ, hoàn thiện, hiện đại.
Phát triển hạ tầng giao thông luôn được tỉnh quan tâm và coi đây là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu nhằm tạo sự đột phá cho phát triển KT-XH, nhất là đối với khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa của tỉnh.
Nhiều công trình giao thông trọng điểm sẽ được hoàn thành và đưa vào sử dụng giúp bức tranh giao thông Quảng Ninh thêm đa sắc màu, phát huy hiệu quả, mở ra những bước phát triển đột phá lên tầm cao mới.
Trong quan điểm, định hướng phát triển và các nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2020 - 2025, tỉnh Quảng Ninh xác định: Đẩy nhanh tốc độ phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội hiện đại, bảo đảm liên thông tổng thể, trọng tâm ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông chiến lược.
Trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, hạ tầng giao thông đóng vai trò hết sức quan trọng. Cũng vì vậy, những năm gần đây Quảng Ninh đã đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông rất mạnh mẽ. Nhiều cây cầu, tuyến đường mới được xây dựng tạo sự kết nối Quảng Ninh với nhiều địa phương khác trên toàn quốc. Từ việc đầu tư hạ tầng giao thông đồng bộ, 12 năm liên tiếp Quảng Ninh đã giảm cả 3 tiêu chí về các vụ tai nạn giao thông.
Năm 2023 và thời gian tiếp theo, huyện Tiên Yên đặt quyết tâm ưu tiên hoàn thiện hạ tầng giao thông. Việc khai thác hạ tầng giao thông được chú trọng hơn để phục vụ phát triển KT-XH và bảo đảm an toàn hơn cho việc đi lại của nhân dân. Đây cũng là quyết tâm để huyện Tiên Yên tiếp tục trở thành địa phương kéo giảm tai nạn giao thông trong nhiều năm liên tiếp.
Quảng Ninh có nhiều lợi thế du lịch, nhất là du lịch biển, đảo. Giai đoạn trước đây, do hạ tầng giao thông chưa đồng bộ... khiến tỉnh chưa thu hút được nhiều du khách. Với quyết tâm xây dựng Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch quốc tế, tỉnh đã ưu tiên, dành nguồn lực hoàn thiện đồng bộ hạ tầng giao thông kết nối nhằm tạo lợi thế và tăng sức cạnh tranh cho ngành Du lịch Quảng Ninh.
Với hệ thống hạ tầng giao thông ngày càng được hoàn thiện, đồng bộ, hiện đại, đảm bảo liên thông tổng thể giữa đường bộ, đường cao tốc, hàng không và cảng biển đã khơi thông nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, góp phần quan trọng để Quảng Ninh 7 năm liền đạt tốc độ tăng trưởng 2 con số.
Thực hiện đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông, cùng với các khu vực đô thị, KKT, KCN thì hạ tầng giao thông tại khu vực miền núi, biên giới, hải đảo đã và đang được tỉnh đặc biệt quan tâm đầu tư. Việc giao thông được kết nối đồng bộ, liên thông tổng thể giữa các thôn bản với trung tâm đô thị đã góp phần quan trọng kéo giảm khoảng cách vùng miền và hiện thực hóa phương châm “mọi người dân Quảng Ninh đều được hưởng thành quả phát triển, tăng trưởng bao trùm và không để ai bỏ lại phía sau”.