Nếu không giải quyết được hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), Quảng Ninh nói riêng, Việt Nam nói chung sẽ bị xác định là quốc gia không hợp tác, rất có thể bị áp dụng biện pháp “thẻ đỏ” và tất cả sản phẩm thủy sản từ khai thác sẽ bị cấm xuất khẩu vào Liên minh châu Âu. Vì vậy, hoàn thành việc gỡ “thẻ vàng” trong năm 2022 là mục tiêu mà tỉnh Quảng Ninh gấp rút triển khai, thực hiện.
Đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) vừa kết thúc chuyến kiểm tra về công tác gỡ “thẻ vàng” thủy sản tại Việt Nam. Sau 5 năm bị cảnh báo, dù có nhiều nỗ lực, song ngành thủy sản vẫn còn không ít hạn chế, chưa thể khắc phục được, khiến “vòng kim cô” vẫn còn đeo dai dẳng, khiến ngành chế biến nhiều tỷ USD luôn trong trạng thái thấp thỏm.
Thủ tướng vừa giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) xây dựng kế hoạch hành động chống khai thác IUU (hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý) trong vòng 180 ngày tới và dài hạn. Bộ NN&PTNT cho biết, đây là giai đoạn nước rút quan trọng cần sự nỗ lực từ cả hệ thống chính trị đến từng người dân để gỡ bằng được thẻ vàng cho thủy sản Việt Nam.
Để làm tốt công tác quản lý, hỗ trợ ngư dân trong quản lý tàu cá và quyết tâm gỡ “thẻ vàng” của EC, tháng 1/2023, Sở NN&PTNT đã triển khai chạy thử nghiệm phần mềm quản lý tàu cá cho các tàu chạy ngoài khơi.
Vân Đồn là địa phương có số lượng tàu thuyền đánh bắt thủy hải sản tương đối lớn. Cùng với các địa phương trong tỉnh, huyện Vân Đồn đang quyết liệt triển khai nhiều giải pháp cấp bách nhằm khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác IUU, vì mục tiêu gỡ “thẻ vàng”.
Sau hơn 5 năm Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo "Thẻ Vàng" (23/10/2017), trải qua 3 lần thanh tra, EC đã khẳng định quá trình gỡ thẻ của Việt Nam đang đi đúng hướng, có sự cải thiện tích cực.