Cơ quan An ninh điều tra khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Tường Vi (Giám đốc Công ty TNHH tư vấn và đầu tư ATA Việt Nam) và Nguyễn Thị Dung Hạnh (Giám đốc Công ty TNHH G Việt Nam 19).
Ông Nguyễn Minh Quân (cựu Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức) đã đưa hàng triệu USD cho một cựu cán bộ công an và một số đối tượng để mong khỏi bị xử lý hình sự, nhưng chủ động khai báo trước khi sự việc bị phát giác nên không bị truy cứu về hành vi "Đưa hối lộ".
Sau gần 1 ngày đại diện Viện Kiểm sát công bố bản cáo trạng, cuối giờ chiều 11/7, phiên tòa xét xử sơ thẩm 54 bị cáo trong vụ “Chuyến bay giải cứu” về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Môi giới hối lộ”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” được tiến hành với phần xét hỏi của Hội đồng xét xử.
Chiều muộn 11/7, sau khi đại diện Viện kiểm sát công bố bản cáo trạng dài hơn 100 trang, phiên tòa xét xử vụ “chuyến bay giải cứu” chuyển sang phần xét hỏi nhóm bị cáo bị truy tố về tội “Đưa hối lộ”.
Bị cáo Mơ khai, do sợ thua lỗ khi thực hiện các chuyến bay giải cứu nên bị cáo đã gặp Thứ trưởng Tô Anh Dũng nhờ giúp đỡ. Đổi lại, bị cáo Mơ đã 8 lần đưa hối lộ tổng cộng 8,5 tỷ đồng cho ông Tô Anh Dũng.
Bị cáo Vũ Hồng Nam (cựu Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản) khai, bị cáo có liên hệ để trả lại tiền nhưng đã không kiên quyết. Và đây là lỗi lầm mà bị cáo phải trả cho sai phạm của mình.
Khi vụ án có dấu hiệu bại lộ, do có quan hệ thân quen từ trước nên nữ lãnh đạo Công ty Bluesky đến gặp bị cáo Nguyễn Anh Tuấn, khi đó là Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội để xin tư vấn. Sau đó, nữ lãnh đạo Công ty Bluesky nhận được lời khuyên “nên đầu thú”.
Thay vì đọc bản luận tội đề nghị mức án đối với các bị cáo và nêu hướng giải quyết vụ án “chuyến bay giải cứu” như kế hoạch, đại diện Viện kiểm sát đã đề nghị Hội đồng xét xử tạm dừng phiên tòa để các bị cáo có thời gian khắc phục hậu quả.
Sáng 18/7, phiên tòa xét xử vụ án “chuyến bay giải cứu” tiếp tục phần tranh luận của các bị cáo và luật sư bào chữa với đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố. Trong phần luận tội, đại diện Viện kiểm sát đã đề nghị điều tra trong giai đoạn hai vụ án này đối với Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và một số người khác.
Chiều 30/7, Viện KSND tỉnh phối hợp với Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tống đạt các Quyết định khởi tố bị can đối với 13 đối tượng trong và ngoài địa bàn tỉnh có hành vi “Đưa hối lộ”.
Ngày 5/8, Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) cho biết, quá trình điều tra mở rộng vụ án nhận hối lộ do Vũ Chí Hữu (SN 1972, nguyên Giám đốc Chi nhánh văn phòng Đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm) thực hiện, Cơ quan CSĐT đã khởi tố, bắt tạm giam Trần Văn Chương (SN 1984), nhân viên Ban Nghiệp vụ Cơ sở dữ liệu, thuộc Trung tâm kỹ thuật - Công nghệ địa chính, thuộc Cục Đăng ký đất đai của Bộ TN&MT.
Theo Đại tá Phan Thành Bá, Phó Cục trưởng Cục An ninh điều tra Bộ Công an, các bị can đã lợi dụng việc Nhà nước giao thu hồi trích lập Quỹ bình ổn xăng dầu nhưng không nộp tiền vào tài khoản của quỹ.
"Đến thời điểm này, kết quả điều tra xác định hai bị can Hoàng Thị Thúy Lan và Lê Duy Thành nhận số tiền tương đối lớn, hàng tỷ đồng," Thiếu tướng Thành cho biết.
Khi ông Trần Kỳ Hình làm Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam, 5 giám đốc trung tâm đăng kiểm (TTĐK) khối V tại Hà Nội đã đưa hối lộ từ 5-15 triệu đồng/tháng cho vị lãnh đạo này. Nhưng đến giai đoạn ông Đặng Việt Hà giữ chức, thì số tiền phải đưa từ 10-30 triệu đồng/tháng.