Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, trong phiên giao dịch sáng 13/6, giá trị của đồng yen đã tụt xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2/2002 so với đồng bạc xanh của Mỹ.
Ngày 20/6, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã có buổi làm việc với Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Haruhiko Kuroda để thảo luận về những biến động gần đây trên thị trường tiền tệ.
Tokyo đã từ vị trí thứ ba xuống thành phố đắt đỏ thứ chín đối với những người làm việc ở nước ngoài vào năm 2022, một phần do sự suy yếu của đồng yen so với đồng USD và các đồng tiền chủ chốt khác.
Mở cửa phiên giao dịch lúc 9 giờ trên thị trường Tokyo, tỷ giá mua-bán giữa đồng yen và đồng USD được niêm yết ở mức 139,33-139,34 yen đổi 1 USD, tăng mạnh so với mức đóng cửa phiên giao dịch trước.
Sáng 12/10, đồng yen đã giảm xuống mức thấp chưa từng thấy so với đồng bạc xanh của Mỹ bất chấp việc Bộ Tài chính Nhật Bản đã can thiệp vào thị trường tiền tệ để chặn đà mất giá của đồng bản tệ vào cuối tháng trước.
Trong phiên giao dịch đầu tuần, đồng yen đã quay lại xu hướng giảm giá sau khi bật tăng trở lại mức 145 yen/1 USD vào cuối tuần trước, vốn được cho là do có sự can thiệp của Chính phủ Nhật Bản.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 28/10, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã quyết định duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng do lo ngại đà phục hồi của nền kinh tế nước này có thể chậm lại vì tác động tiêu cực của lạm phát và sự mất giá của đồng yen.
Việc đồng Yên có thể tăng giá sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp có thị trường xuất nhập khẩu sang Nhật Bản. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Nhật Bản các loại hàng phương tiện vận tải và phụ tùng, máy móc, gỗ và sản phẩm gỗ… và nhập khẩu các mặt hàng phục vụ sản xuất công nghiệp gồm máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, sản phẩm điện tử và linh kiện...
Các nhà đầu tư cá nhân Nhật Bản đã nổi lên như một nhân tố mới khiến đồng yen trượt giá liên tục, làm phức tạp thêm các nỗ lực hỗ trợ đồng tiền này của chính phủ.
Số vụ phá sản ở Nhật Bản đang gia tăng trong năm nay, khi nhiều doanh phải hứng chịu hậu quả từ 3 cú sốc - chi phí tăng vọt, tình trạng thiếu hụt lao động và việc chấm dứt hỗ trợ tài chính liên quan đến đại dịch COVID-19.